Sau 6/9, Hà Nội chia ba vùng để áp các biện pháp giãn cách xã hội

0:00 / 0:00
0:00
Sau 6/9, Hà Nội chia ba vùng để áp các biện pháp giãn cách xã hội
TPO - Thường vụ Thành uỷ Hà Nội thống nhất với đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội về việc thiết lập 3 vùng theo nguyên tắc phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.

Theo phương án này, việc phân vùng theo hướng các vùng nội đô (khu vực mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ), vùng phía Bắc sông Hồng (tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp) và vùng phía Tây, phía Nam thành phố (sản xuất nông nghiệp).

Trên cơ sở phân vùng, đánh giá các khu vực có nguy cơ rất cao “vùng đỏ” để tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo mức cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ với nguyên tắc “ai ở đâu ở đó” để khoanh vùng, truy vết, xử lý, dập dịch triệt để,

Tại các khu vực nguy cơ cao “vùng cam” và nguy cơ thấ hơn “vùng xanh” điều chỉnh các biện pháp ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15+) của Thủ tướng để tổ chức phục hồi sản xuất, kinh doanh và hỗ trợ các khu vực “vùng đỏ”, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, phù hợp tình hình dịch bệnh.

Kéo dài giãn cách gây nhiều hệ luỵ tới kinh tế, xã hội

Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và các tháng cuối năm, Chủ tịch thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Trong khi đó, nếu kéo dài giãn cách sẽ gây nhiều hệ luỵ, tác động tới nền kinh tế, xã hội.

Thành phố yêu cầu các cấp “khóa nhanh, xóa gọn vùng đỏ, mở rộng, bảo vệ vững chắc vùng xanh”; đồng thời, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh và trong thời giãn cách thành phố.

Khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hà Nội, nhằm dập tắt nhanh nhất các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới trên địa bàn thành phố.

Theo đó, thành phố đã rất cố gắng, nỗ lực ngày/đêm không nghỉ phòng, chống dịch bệnh, song thực tế vẫn còn xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, bỏ trông chốt kiểm dịch tại một số địa bàn hoặc có lực lượng chức năng nhưng không kiểm soát; sở chỉ huy tiên phương văng lực lượng chức năng chốt trực.

Số lượng người dân ra đường vẫn rất lớn; vẫn còn xảy ra tình trạng người dân tập thể dục nơi công cộng; tập trung đông người dự đám tang tại xã Thọ An, H.Đan Phượng. Hay vụ việc công chức văn phòng-thống kê, P.Vĩnh Phúc (Q.Ba Đình) nhận tiền làm dịch vụ tiêm vaccin đã bị buộc thôi việc, thiếu sót, hạn chế trong việc tổ chức, kiện toàn, hoạt động của các Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch và trong công tác phòng, chống dịch tại từng xã, phường, thị trấn (như việc chưa có Bí thư Đảng ủy, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chưa có Quy chế làm việc, tổ chức ứng trực chưa thật sự đúng quy định... tại P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân).

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.