Hiện trường vụ việc. Nguồn: Twitter |
Giới chức địa phương cho biết cây cầu – được xây dựng từ thế kỷ 19, bắc qua sông Machchu, bang Gujarat – bị sập vì không chịu được sức nặng của đám đông. Ảnh: AP |
Dòng người được cho là đang đổ về một điểm du lịch mới mở gần đó. Cây cầu bị đóng cửa để tu sửa trong gần 6 tháng và mới mở cửa trở lại hôm 26/10. Ảnh: AP |
Hiện vẫn chưa rõ chính xác bao nhiêu người đã có mặt trên cây cầu dài 232m vào thời điểm gặp sự cố. Một số tờ báo đưa tin con số này có thể lên đến 400 người. Ảnh: AP |
Quan chức bang Gujarat cho biết đến thời điểm hiện tại, 132 người được xác định đã thiệt mạng và nhiều người phải nhập viện. Ảnh: AP |
Lực lượng cứu hộ đã làm việc suốt đêm để tìm kiếm những người sống sót. Các nạn nhân chủ yếu là thanh thiếu niên, phụ nữ và người lớn tuổi. Lực lượng lục quân, hải quân và không quân Ấn Độ cũng đã được điều động để hỗ trợ cứu hộ. Ảnh: AP |
Video trên mạng xã hội cho thấy hàng chục người bám víu vào dây cáp hoặc thành cầu, sau đó được giải cứu bởi lực lượng cứu hộ. Một số người tự bơi vào bờ an toàn. Ảnh: AP |
Thủ tướng Narendra Modi, hiện đang ở quê nhà Gujarat trong chuyến thăm ba ngày, cho biết ông “vô cùng đau buồn trước thảm kịch này”. Văn phòng của ông đã thông báo về các khoản bồi thường cho nạn nhân và thúc giục nỗ lực cứu hộ. Ảnh: AP |
Trong khi đó, chính quyền bang cho biết đã thành lập một đội đặc biệt để điều tra nguyên nhân vụ việc. Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
Ảnh: AP |
Vụ sập cầu là thảm họa lớn thứ ba của châu Á liên quan đến đám đông trong một tháng.
Hôm 29/10, một vụ giẫm đạp trong lễ hội Halloween ở Itaewon (Seoul, Hàn Quốc) đã khiến 154 người thiệt mạng, chủ yếu là thanh niên.
Ngày 1/10, một vụ giẫm đạp đã xảy ra tại một sân vận động ở Indonesia khi các khán giả vội vàng bỏ chạy khỏi khán đài, khiến 132 người thiệt mạng.