Săn trường

Săn trường
TP - Đầu tháng 8, các trường tiểu học lại đau đầu vì bán trú. Ngay trong số báo này, cũng mô tả trường tiểu học Thúy Lĩnh (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) thiếu thốn phòng học đến mức cả trường chỉ dành một căn phòng 15 mét vuông cho hơn 20 cô giáo, cán bộ, nhân viên sinh hoạt chung, còn lại dành làm phòng học, mà vẫn không đủ để dạy bán trú.

> Có 'sổ đỏ' mới được vào học lớp 1
> Chạy trường năm "heo vàng" mất vài nghìn USD?

Năm nay, lứa “lợn vàng” 2007 vào trường đông hơn, các cô lại tính tính toán toán sao cho đủ phòng. Năm sau số lượng học sinh còn tăng thêm nữa.

Trong khi đó, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tỷ lệ sinh đang giảm, chẳng hạn ở TPHCM chỉ còn 1,33 con/bà mẹ vào năm 2012.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng liên tưởng mô hình “4-2-1” ở Trung Quốc, tức là bốn ông bà nội ngoại và hai bố mẹ chăm sóc một đứa trẻ. “Nhưng 20 năm nữa, những đứa trẻ vốn là “vua”, đòi gì là có sáu người đáp ứng ấy, sẽ phải một mình chăm sóc sáu người là bốn ông bà và hai bố mẹ” - ông Trọng nói trên báo Tuổi trẻ.

Tỷ lệ sinh con thứ hai ở đô thị đang thấp dần. Nhưng năm nào cũng thiếu lớp thiếu trường, năm nào cũng có cảnh phục cổng trường từ giữa đêm, để rồi sáng ra đạp cổng nộp hồ sơ cho con, để rồi thấp thỏm hi vọng con mình được vào trường công. Vì sao?

Rõ ràng, đô thị lớn chưa dành đủ ưu ái cho trường, lớp các cấp học, và chưa dự báo được tình hình tăng dân cư địa bàn, dù các nhà khoa học dân số đã dự báo rất chính xác dân số Việt Nam từ 20 năm trước.

Ở Hà Nội, chính quyền thành phố và các quận, huyện đã bàn rất nhiều về đất đai và kinh phí xây trường học, từ quỹ đất, từ việc dẹp dự án chậm tiến độ hoặc sử dụng đất sai mục đích, đến xã hội hóa... Nhưng để có đất xây trường học dường như là việc quá khó trong thời buổi này, ngay cả ở những quận mới. Nhiều nơi, đất công đã bị vung vãi hóa kiếp để mang tên cán bộ phường hoặc tên người thân của họ, trong khi các cháu bé rất cần đất xây trường.

Khẩu hiệu mới sinh “hai con là tốt hơn” đang được nêu ra thay cho “hai con là đủ”. Nhưng thật khó cho các bậc sinh thành. Bởi 6 người xúm vào chạy trường cho một đứa bé còn khó, nói chi hai.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.