Sản phẩm ca cao từ vườn du lịch

Thu hoạch ca cao chín. Ảnh: Ngọc Huyền
Thu hoạch ca cao chín. Ảnh: Ngọc Huyền
TP - Du khách từ châu Âu nói rằng bên đất nước của họ từ xưa coi ca cao là “thức ăn thần thánh”, chỉ dành cho vua chúa. Trong lúc, người trồng ca cao ở ĐBSCL không còn mặn mà với loại cây này vì đầu ra phập phù, giá cả không ổn định. Nhưng ông Mười Cương ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh (Phong Điền, Cần Thơ) gắn bó với cây ca cao mấy chục năm nay, ngày càng khá giả.

Ông Mười Cương có khu vườn rộng 1,2 ha, trồng hơn 200 cây ca cao, mỗi năm cho hơn 2 tấn trái. Tất cả được ông chế biến theo phương thức truyền thống ra nhiều sản phẩm: rượu vang ca cao, bơ ca cao, bột ca cao và ca cao nguyên chất dùng làm kem hoặc bánh.

Trong đó, rượu vang ca cao là loại rượu khai vị rất được du khách châu Âu ưa chuộng. Ông Mười Cương cho biết, một tấn trái ca cao mới chưng cất được 20 lít rượu nên cung chưa đủ cầu.

Vườn ca cao của ông Mười Cương đã thành vườn du lịch, khách đến được thưởng thức sản phẩm ca cao đậm đà hương vị sông nước, nhiều người nghỉ lại đều hài lòng.

Gần đây, ông Mười Cương phải chọn mua ca cao của nhiều vườn khác trong vùng mới đủ nguyên liệu chế biến phục vụ du khách. Phục vụ tại chỗ, bán cho du khách mang về, ông còn mở rộng việc cung cấp đến một số doanh nghiệp du lịch ở ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh.

Ca cao đang góp phần làm phong phú thêm sản phẩm trái cây của miệt vườn Phong Điền vốn nổi tiếng từ xưa.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.