> Du học sinh 'xõa' hết mình với... tình một đêm
Trước đây, Đề án 322 được xem là hấp dẫn nhất. Tuy nhiên, đề án này đã hết hạn và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo mới giai đoạn 2013-2020 với tổng kinh phí khoảng 2.070 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, được gọi là Đề án 599.
Ảnh minh họa. |
Nhiều mục tiêu đào tạo hấp dẫn
Đề án 599 ưu tiên đào tạo trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, kỹ thuật, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, môi trường, quản lý công, khoa học xã hội và nhân văn, nhất là đối với các ngành nghề mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo, thuộc lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực có nhu cầu cao.
Mục tiêu của đề án là đào tạo khoảng 1.650 người có trình độ thạc sĩ, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh dành cho đối tượng giảng viên các cơ sở giáo dục ĐH chiếm khoảng 60%; đối tượng thuộc các ngành quân đội và công an chiếm khoảng 10% và đối tượng thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các bộ, ngành, cơ quan khác của Nhà nước chiếm khoảng 30%.
Ngoài ra, đề án còn đào tạo trình độ ĐH đối với học sinh đạt giải Olympic quốc tế, học sinh có năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù theo nhu cầu nhân lực trình độ cao với số lượng khoảng 150 người.
Bên cạnh Đề án 599, Đề án 911 cũng được đánh giá rất cao. Mục tiêu của Đề án 911 là đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên. Điều kiện ứng tuyển của đề án này là: Không quá 45 tuổi tính theo năm đăng ký dự tuyển; đăng ký ngành học phù hợp với ngành đã tốt nghiệp ĐH và thạc sĩ; có công văn cử đi dự tuyển của trường nơi ứng viên công tác hoặc nơi ký hợp đồng cam kết tuyển dụng làm giảng viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra phải có đủ trình độ ngoại ngữ theo quy định cấp độ B2 hoặc bậc 4/6 trở lên theo khung tham khảo châu Âu.
Ngoài các học bổng theo đề án trên, người học có thể tham khảo các suất học bổng từ các chính phủ nước ngoài tài trợ cho Việt Nam hiện có ở website http://vied.vn/vn/media/tainguyen/hocbong.aspx .
Đầu vào khắt khe
Với nhiều mục tiêu đào tạo hấp dẫn nên các suất học bổng theo đề án của Chính phủ cũng ngặt nghèo. Cụ thể:
Đối với học sinh: Phải đạt huy chương Olympic quốc tế, đạt điểm thi ĐH cao nhất (theo khối thi và không tính điểm thưởng).
Đối với sinh viên: Phải tốt nghiệp ĐH loại giỏi; có hợp đồng trở thành giảng viên ĐH, CĐ và được các trường cam kết bảo lãnh về tài chính để sau khi tốt nghiệp trở về trường công tác; được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển.
Đối với giảng viên: Phải là cán bộ trong biên chế, hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn với tổng thời gian công tác từ một năm trở lên (không chấp nhận hợp đồng thử việc); đang công tác tại các trường ĐH, CĐ, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, trung tâm công nghệ cao hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; được cơ quan công tác đồng ý và có công văn cử dự tuyển.
Ngoài ra, đối với mỗi đối tượng cụ thể thì phải đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định. Tham khảo thông tin chi tiết tại www.vied.vn.
Ngoài ra, người học sau khi về nước bắt buộc phải làm cho đơn vị cử mình đi học hoặc chịu sự phân bổ của Nhà nước về các đơn vị công tác trong năm năm. Nếu không làm thì sẽ buộc phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí cùng với lãi suất theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, nếu may mắn thì người học khi về cơ quan cũ sẽ được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn, lương cũng cao hơn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Ưu tiên ngân sách đào tạo cán bộ đầu tàu Mặc dù nền kinh tế còn khó khăn, Nhà nước vẫn ưu tiên dành một khoản tiền lớn để thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ chất lượng cao. Nhờ đó, những năm qua các trường ĐH, CĐ, các cơ quan nghiên cứu… đã được bổ sung một lực lượng cán bộ, tuy còn khiêm tốn nhưng là đầu tàu để dẫn dắt việc đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng đào tạo. |
Theo Pháp luật TPHCM