Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt?

Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt?
TPO - Trung Quốc trong năm 2013 đã công bố Sách trắng về Đối ngoại, trong phần về những thách thức và sứ mệnh, có bao gồm một loạt những khái niệm mới, liên quan đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Sách Trắng đối ngoại Trung Quốc 2013 có gì đặc biệt?

> Liên Hợp Quốc điều tra tàu chở tên lửa của Triều Tiên

> Lộ ảnh quan chức Trung Quốc 'mây mưa' với MC xinh đẹp 

TPO - Trung Quốc trong năm 2013 đã công bố Sách trắng về Đối ngoại, trong phần về những thách thức và sứ mệnh, có bao gồm một loạt những khái niệm mới, liên quan đến những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Sách Trắng Quốc phòng năm 2013 Trung Quốc
Sách Trắng Đối ngoại năm 2013 Trung Quốc.
 

Mỹ là nguy cơ lớn nhất, tranh chấp biển đảo thứ hai

Lần đầu tiên những vấn đề trọng tâm của đối ngoại chính trị và chính sách quốc phòng được nêu lên đích danh như bản chất của nó. Trong phần đánh giá tình hình và thách thức hiện nay, đã thẳng thắn chỉ ra rằng: "Một quốc gia đã tăng cường các liên minh quân sự của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực", và thường xuyên tiến hành các hoạt động nhằm làm cho tình hình châu Á ngày càng căng thẳng hơn.

“Một quốc gia” — thực tế là một ám chỉ rõ ràng Mỹ, quốc gia đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phục hồi và củng cố lại các mối quan hệ đồng minh vốn có. Sách Trắng quốc phòng của Trung Quốc được công bố thường kỳ hai năm một lần, các chủ đề chính trị của sách Trắng hàm chứa những nội dung cô đọng các quan điểm của nhà nước Trung Quốc về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Trong danh sách những nguy cơ cho an ninh quốc gia của Trung Quốc được nêu trong sách Trắng phiên bản này cho thấy: Vị trí thứ nhất là “Một quốc gia nào đó” ; vị trí thứ hai là các nước Đông Á có những tranh chấp về mặt chủ quyền (Trung Quốc chú trọng vào Nhật Bản); những nguy cơ mang tính truyền thống như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và ly khai đứng hàng thứ ba và nguy cơ từng đứng vị trí hàng đầu đối với Trung Quốc – Đài Loan chính thức tách rời khỏi đại lục (tuyên bố độc lập) chỉ đứng hàng thứ tư.

Mặc dù không nói thẳng tên, nhưng ai cũng hiểu'một quốc gia' trong Sách Trắng 2103 của Trung Quốc chính là Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ-Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo hồi tháng 6/2013 khi căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đột ngột dâng cao.
Mặc dù không nói thẳng, nhưng ai cũng hiểu 'một quốc gia' trong Sách Trắng 2103 của Trung Quốc chính là Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ-Nhật tập trận đổ bộ chiếm đảo hồi tháng 6/2013 khi căng thẳng tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đột ngột dâng cao..

Mới chỉ trong năm 2011, sách Trắng của Trung Quốc trong phân đánh giá tình hình, tràn đầy những đánh giá lạc quan về, tình hình trên thế giới và trong khu vực “nói chung mang tính hòa bình và ổn định” hàng loạt các tổ chức quốc tế trong khu vực hoạt động hiệu quả và nền kinh tế thế giới hội nhập tích cực.

Tất nhiên, chính sách quân sự của Trung Quốc trong một thời gian dài bắt nguồn từ những khả năng xung đột quân sự với Mỹ. Để sẵn sàng cho điều đó, PLA đã xây dựng một hạm đội tàu ngầm hiện đại, phát triển lực lượng không quân hải quân mang tên lửa, xây dựng và triển khai các tổ hợp tên lửa chống tàu có trận địa và căn cứ ven bờ biển. Nhưng việc phân tích các mối đe dọa và gọi đích danh của nó đã đánh dấu một sự thay đổi thực chất rất lớn trong lời tuyên bố và phương pháp thực hiện chính sách đối ngoại.

Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đã không còn thấy cần thiết phải làm bộ như chỉ thấy những nguy cơ từ các “tổ chức khủng bố quốc tế” trừu tượng nào đó. Những vấn đề và nguồn gốc của nó được nêu bằng những định danh cụ thể. Tờ Giải Phóng quân Trung Quốc trong một bài viết đã cụ thể hóa sâu hơn vấn đề, tuyên bố rằng “các thế lực thù địch phương Tây “ đang nố lực tìm mọi cách chia rẽ và phương Tây hóa” Trung Quốc.

Sẵn sàng cứng rắn bảo vệ 'lợi ích cốt lõi'

Một điều thú vị rất mới của sách Trắng nữa là mục đề cấp đến vấn đề sử dụng lực lượng vũ trang để bảo vệ những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới. Trong nội dụng này có nhấn mạnh, vấn đề an ninh ảnh hưởng đến những lợi ích của Trung Quốc ngoài biên giới, càng ngày càng trở lên gay gắt hơn. Những lợi ích cốt lõi, có thể bị đe dọa là các nguồn tài nguyên và năng lượng, các con đường vận tải biển chiến lược, nhân quyền của người Trung Quốc và quyền lợi của các tổ chức của Trung Quốc ở nước ngoài. Mặc dù chủ đề lợi ích ngoài biên giới đã được phát triển trong các văn bản, tài liệu khoa học chính trị Trung Quốc từ lâu, nhưng một văn bản chính thức ở cấp độ nhà nước, trong định hướng xây dựng và phát triển quân đội, vấn đề này chưa bao giờ được đặt ra cho đến tận sách Trắng năm 2013.

Những kinh nghiệm tích cực mà PLA nhận được trong lĩnh vực này, đó là sự tham gia của Hải quân trong chiến dịch chống cướp biển ở Somalia, lực lượng quân đội – trong sơ tán cứu hộ công dân Trung Quốc ở Lybia và Sudan năm 2011. Một thú vị khác là trong giai đoạn đó, Trung Quốc đã tăng cường phát triển lực lượng máy bay vận tải chiến lược, ký kết hợp đồng mua một số lượng lớn máy bay đã qua sử dụng IL-76 của Nga, Ukraina và Belarus. Ngoài ra, Trung Quốc đang tiến hành các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20, thương thảo luận về khả năng mua một số IL-76 mới sản xuất tại Ulyanovsk của Nga.

Máy bay vận tải hạng nặng IL – 76 Trung Quốc
Máy bay vận tải hạng nặng IL – 76 Trung Quốc.
Máy bay vận tải hạng nặng Y – 20 sản xuất tại Trung Quốc
Máy bay vận tải hạng nặng Y – 20 sản xuất tại Trung Quốc.
 

Theo những thông tin được công bố trên những phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc, trong tương lai gần Trung Quốc sẽ xây dựng một hạm đội máy bay vận tải hạng nặng cơ khoảng 100 chiếc. Những chiếc máy bay quân sự vận tải này không dùng cho bất cứ sứ mệnh nhân đạo nào trên thế giới, mà là yếu tố cần thiết để Trung Quốc có thể đổ bộ một sư đoàn lính thủy đánh bộ đến bất cứ điểm nào trên toàn thế giới. Như vậy, bằng bước phát triển mạnh mẽ không đoàn vận tải, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc quân sự thế giới.

Sự phát triển mạnh mẽ của những lời tuyên bố hùng hồn chống phương Tây, chống Mỹ từ phía Trung Quốc ngày nay hàm chứa những tính chất cơ bản hoàn toàn khác, không giống như những lời tuyên bố chống phương Tây của Nga. Trong trường hợp này, sự thay đổi có tính cơ bản những nội dung chống phương Tây và chống Mỹ cho thấy những thay đổi cả về lượng và chất trong lĩnh vực quân sự, chính trị đối ngoại và kinh tế. Ở Nga, những chỉ trích nhằm vào phương Tây và Mỹ có những khía cạnh thực tế và có những biện pháp cụ thể ( cuộc chiến chống lại các tổ chức nước ngoài phi chính phủ và phi lợi nhuận – những hoạt động tuyên truyền, ủng hộ, gây chia rẽ….), đồng thời không gây nên những tổn thất nghiêm trọng hoặc những xung đột nóng trong lĩnh vực chính trị hoặc kinh tế.

Tất cả những mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ trong các vấn đề quan hệ quốc tế đến liên quan đến những mâu thuẫn truyền thống, đã tồn tại từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, các mối quan hệ hợp tác vẫn được tiến triển có hiệu quả. Điển hình là việc Mỹ ủng hộ Nga và WTO đồng thời cũng cộng nhận Nga như một đối tác kinh tế ổn định. Nga có thể cáo buộc Mỹ bao nhiêu tùy thích về những âm mưu, còn Mỹ có thể cáo buộc Nga thoải mái về vấn đề nhân quyền. Nhưng quy mô các dự án phát triển kinh tế đang được thảo luận, ví dụ như ExxonMobil và "Rosneft" đã chứng minh một điều rằng, không cần thiết phải quan tâm đến sự ồn ào của các chính trị gia. Mỹ với xác suất cao nhất hoàn toàn tin tưởng trong tương lai không phải đối đầu với Kremlin. Còn nước Nga thì đang cẩn trọng tìm kiếm vị thế của mình trong một thế giới đang thay đổi.

Từ sách Trắng Đối ngoại Trung Quốc 2013, có thể nhìn thấy rõ ràng xu hướng phát triển của chính sách đối ngoại quân sự Trung Quốc cũng như tầm nhìn của PLA trong tương lai. Đưa ra những mối nguy cơ cụ thể với cách gọi đích danh từng mục tiêu rõ rệt, Trung Quốc đã sẵn sàng cho khả năng tiến hành những chính sách cứng rắn, bao gồm cả đưa lực lượng vũ trang ra nước ngoài nhằm bảo vệ những “lợi ích cốt lõi” của đại lục trên thế giới.

Với một sức mạnh quân sự khổng lồ, có thể, cách phản ứng trước những nguy cơ sẽ là biểu dương lực lượng, triển khai các hoạt động chống khủng hoảng hoặc đấu tranh giành giật chủ quyền ở các khu vực đang có những tranh chấp hoặc có những nguy cơ đe dọa đến thương mại, vận tải và các nguồn cung cấp nguyên liệu thô hoặc nhiên liêu…Trung Quốc cũng đã từng có những biện pháp giải quyết xung đột bằng vũ trang, và không có gì có thể nói trước. Nhưng rõ ràng Sách Trắng lần này đã nêu lên đích danh các nguy cơ, đương nhiên, cũng có thể sẽ giải quyết các nguy cơ đó dưới quan điểm chính trị - quân sự đối ngoại.

Trịnh Thái Bằng
Nguồn: Kính tiềm vọng (Nga)

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.