Chủ yếu thói quen đại tiện hàng ngày xui khiến chúng ta liên tưởng đến chức năng của ruột già. Trong khi sức khỏe của toàn bộ cơ thể phụ thuộc vào hoạt động bình thường của nó. Ruột già có kích thước gần hai mét hai ngày chắt lọc nước, đường glucoza, các vitamin, các khoáng chất và những hợp chất dinh dưỡng khác từ hỗn hợp thức ăn “công đoạn cuối”, trước khi trở thành chất thải. Từ khẩu phần trung bình 2 kilôgam thức ăn hàng ngày, sau lao động của ruột già, cơ thể chỉ còn 200-300 gam chất thải.
Tuy nhiên ít người biết rằng, ngoài chức năng đã kể, ruột già còn là cơ quan quan trọng nhất của hệ đề kháng con người, bởi nhờ các núm Peyer (tập hợp các thể limfat) sản xuất globulin miễn dịch IgA, ruột già đóng vai trò tuyến phòng vệ đầu tiên chống lại các mầm bệnh, các mầm gây dị ứng và chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng con đường tiêu hóa. Theo đánh giá của giới chuyên môn tổng trọng lượng các núm Peyer lớn hơn cả trọng luợng của lá lách. Chính những globulin miễn dịch này tiếp theo chu du cùng dòng máu đi khắp các màng niêm mạc trong cơ thể, thực hiện chức năng lá chắn bảo vệ. Nếu sản xuất globulin trong ruột bị rối lọan do hậu quả nội môi bị ô nhiễm, hoặc vì các chấn thương, lập tức sẽ xuất hiện đủ dạng sự cố với đường hô hấp, tiết niệu-sinh dục và suy giảm khả năng đề kháng các bệnh lây nhiễm của cơ thể. Chính vì thế, việc duy trì sức khỏe và môi trường vệ sinh cho ruột già đóng vai trò hết sức quan trọng.
Số lượng tối đa vi khuẩn có ích
Nội môi của cơ thể là hang ổ của số lượng khổng lồ các vi sinh vật bảo vệ cơ thể sống nhờ các vật thối rữa: Lactobacillus và Bifidobacterium với quân số lên tới 10 tỷ trên 100 gam trọng lượng ruột. Tại sao ruột cần số lượng lớn vi khuẩn như vậy? Lý do: vi khuẩn Lactobacillus làm nhiệm vụ axít hóa môi trường ruột, để ngăn ngừa sư sinh sôi nẩy nở các vi khuẩn gây bệnh (đồng thời là đối thủ cạnh tranh dưỡng chất với chúng). Vi khuẩn Lactobacillus cũng sản xuất bacteriocyn (các hợp chất kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh) và tham gia vào quá trình tổng hợp một số vitamin (B1, B2, B12, PP và vitamin K), cũng như gia tăng khả năng hấp thụ các hoáng chất (chủ yếu canxi và magiê).
Trái lại các vi khuẩn Bifidobacterium giúp chúng ta loại bỏ tiêu chảy do vi trùng và tác động tích cực đến khả năng đề kháng của cơ thể (gia tăng tổng hợp các globulin miễn dịch A và G), đồng thời rút ngắn thời gian viêm nhiễm rotavirus. Ngoài ra Bifidobacterrium còn phát huy vai trò ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu thông qua tác dụng kích thích nhu động ruột.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tỷ lệ quân số Bifidobacterium trong ruột khỏe mạnh lên tới 44%; trong khi với thực đơn không lành mạnh (giầu thực phẩm dạng fast food, đồ hộp và phẩm mầu nhân tạo) tỷ lệ của chúng rớt xuống mức 17% - đồng nghĩa với hành động tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của đủ loại vi trùng gây bệnh. Tình huống tượng tự cũng xảy ra trong trường hợp sử dụng tân dược dài ngày (nhất là thuốc kháng sinh) và lạm dụng rượu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vi khuẩn hữu ích trong ruột sẽ dẫn đến các rối loạn hấp thu kẽm, selen và mangan. Tại Hội nghị Khoa học do Hiệp hội Khoa học Hoàng gia Anh tổ chức tháng Sáu vừa qua Tại London, nhóm các nhà khoa học Anh chuyên nghiên cứu vấn đề này khẳng định, nguyên nhân 90% các bệnh mãn tính chính là tình trạng cơ thể tự ngộ độc các chất độc của ruột cũng như tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin-khoáng chất.
Bệnh hay triệu trứng?
Muốn kiểm tra, liệu ruột có làm việc nghiêm túc, chỉ cần tiến hành trắc nghiệm giảm đơn. Hãy uống ba thìa nước ép củ cải đường và lát sau kiểm tra, liệu nước tiểu có mầu hồng củ cải đường hay không. Nếu đúng – điều đó có nghĩa: niêm mạc ruột đã không hoàn thành chức năng.
Tất cả chất độc cũng thâm nhập cơ thể qua ruột theo cách y hệt mầu hồng của củ cải đường. Một khi trong cơ thể thiếu hụt đội quân vi khuẩn có ích, sẽ lập tức phát triển các chủng loại vi trùng gây bệnh làm ô nhiễm ruột và khởi động các quá trình thối rữa, biểu hiện bằng tình trạng đầy bụng, mà hậu quả là tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu chúng ta không bắt đầu tẩy rửa đường ruột và chưa chấm dứt gây nhiễm độc ruột bằng những thức ăn không thích hợp, tại nhiều khúc ruột sẽ tích tụ các chất cặn bã không chỉ phong tỏa các khe tiếp nhận dưỡng chất của ruột, mà còn phong tỏa khả năng hấp thụ nước – tạo thành lớp phân bám vào thành ruột, khiến cho ruột càng khó hấp thụ dưỡng chất.
Lớp cặn bã bám vào thành ruột lâu ngày làm cho việc xả chất thải của ruột ngày càng khó khăn. Ngay cả khi sử dụng thuốc tẩy liều cao cũng không phát huy tác dụng, bởi các phần tử thuốc không thể tiếp cận thành ruột bởi lớp rào cản này và phần lớn bị đào thải ra khỏi cơ thể. Những nghiên cứu tiến hành với những cá nhân là nạn nhân của tình trạng này cho thấy: họ mang trong ruột lượng phân vô tích sự lên tới 6-8 kilôgam.
Cũng có thể xảy ra tình trạng lớp phân bọc kín thành ruột không khá gì lớp sơn láng chảo chống dính và thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ chảy, trước khi được biến thành chất thải rắn – đó là dấu hiệu tiêu chảy.
Cần tự đặt câu hỏi, tình trạng ô nhiễm ruột gây ra bệnh tiêu chảy chỉ là trạng thái rối loạn tạm thời, hay hiện tượng bệnh lý? Gần đây trong giới y học bắt đầu nói về cái gọi là ruột của nền văn minh, ruột lười nhác hoặc bại ruột – do hậu quả gánh nặng những khẩu phần ăn nghèo chất xơ, nghèo các hợp chất dinh dưỡng. Các bác sĩ có trình độ nghề nghiệp và có đạo đức quan sát kỹ lưỡng bệnh nhân một cách tổng thể, thay vì chỉ tình trạng bệnh lý và cho rằng, cần phải loại bỏ tình trạng này, bởi tốt hơn – khi phòng bệnh, thay vì để sau này điều trị ung thư và bệnh viêm ruột.
Trong khi cho đến nay, nền y học kinh viện vẫn giậm chân trên cấp bình độ Phân loại Thống kê Quốc tế Các bệnh và Những vấn đế Sức khỏe (ICD – 10), trong đó người ta phân loại nhiều đơn vị bệnh lý xảy ra với ruột (thí dụ, những lây nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm nhiễm ruột do vi trùng, hội chứng ruột kích động hay thậm chí những thói quen thay đổi trong nhu động ruột), tuy nhiên vẫn không nhìn ra vấn đề một cách toàn diện.
Những cư dân không mời
Ngoài đội quân hoạt động bảo vệ cơ thể, trong ruốt còn có thể xuất hiện những cư dân không mời khác, trong đó có các loại nấm độc và vi khuẩn gây bệnh. Dư luận xã hội hiếm khi được cung cấp những thông tin dạng: trung bình cứ ba trẻ lứa tuổi mẫu giáo có giun kim, chỉ có một cảm thấy ngứa hậu môn. Trong khi, nếu đứa trẻ bị giun kim, cần phải điều trị cả gia đình. Ngoài ra ít người ý thức được rằng, một khi đã nuôi chó hoặc mèo, các thành viên trong gia đình đều bị đe dọa nguy cơ lây nhiễm giun sán.
Vậy nên nếu bản thân bất ngờ thấy ngứa hậu môn hoặc thỉnh thoảng đau bụng không phải vì lý do ngộ độc thức ăn hoặc các vấn đề phụ khoa…hãy nhanh chóng gõ cửa bác sĩ chuyên khoa. Có thể thầy thuốc sẽ chỉ định tiến hành xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện ký sinh trùng gây bệnh hoặc nấm độc.
Lý do không ít trục trặc đường tiêu hóa thường gặp cũng có thể là tình trạng ruột và hệ tiêu hóa bị nhiễm nấm Candida. Thực tế nghiên cứu lâm sàng cho thấy: phụ nữ bị viêm “nơi thầm kín” do nấm Candida, gần như hầu hết đồng thời cả hậu môn và ruột già đều bị nhiễm loại nấm độc này. Và tất nhiên họ cũng là nạn nhân của tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Khánh Nam
Tri Thức Trẻ