Rủi ro mưu sinh xa xứ

Lê Thị N., một trong những nạn nhân của tình trạng vượt biên trái phép (Tiền Phong phản ánh trong loạt bài “Đoạn trường sơn nữ” )
Lê Thị N., một trong những nạn nhân của tình trạng vượt biên trái phép (Tiền Phong phản ánh trong loạt bài “Đoạn trường sơn nữ” )
TP - Theo Công an tỉnh Bắc Giang, trong năm 2010, tỉnh này có gần 2.000 lượt người vượt biên trái phép sang Trung Quốc mưu sinh. Con số này đang có xu hướng tiếp tục tăng lên, tiềm ẩn những hệ lụy khó lường.
Lê Thị N., một trong những nạn nhân của tình trạng vượt biên trái phép (Tiền Phong phản ánh trong loạt bài “Đoạn trường sơn nữ” )
Lê Thị N., một trong những nạn nhân của tình trạng vượt biên trái phép
(Tiền Phong phản ánh trong loạt bài “Đoạn trường sơn nữ” ).

Nhiều rủi ro

Bà Hoàng Thị Sợi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn cho biết: Năm 2010, xã có hơn 100 trường hợp vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Phần lớn họ sang đó làm những công việc giản đơn, như chặt mía, thợ xây, cuốc hố trồng cây… Làm vất vả, ăn uống kham khổ, nhưng thu nhập khá rẻ mạt. Nhộn nhịp nhất của mùa xuất khẩu lao động chui này khoảng từ tháng Giêng đến tháng Tư hàng năm. Trong số những người vượt biên trái phép, quá nửa là phụ nữ.

Khá nhiều trường hợp người đi lao động đến tố cáo với chính quyền địa phương họ bị lừa, sống kham khổ, làm việc cật lực, khi về lại bị bóc lột hết tiền. “Có cháu gái bị lừa sang làm việc bên Trung Quốc, khi trở về xanh xao, vàng vọt. Cán bộ địa phương hỏi gia đình không nói, nhưng nhiều người xung quanh cho biết, cô bé bị chủ bắt đi thử máu nhiều lần, thực chất là lấy máu của cháu với số lượng lớn” - Bà Sợi kể.

Hồ sơ công an huyện Lục Ngạn ghi nhận hai trường hợp chết tại Trung Quốc, là Trần Văn Ngôn (SN 1989) và Hoàng Văn Quy (SN 1989). Một người do tai nạn lao động, còn người kia bị giết do mâu thuẫn tiền công.

Thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường truy quét người nhập cư bất hợp pháp. Thống kê của công an tỉnh Bắc Giang, trong năm qua phía Trung Quốc đã bắt và trao trả cho Việt Nam hơn 400 người. “Những người đã bị Công an Trung Quốc bắt thường bị giam giữ khoảng 1-2 tháng, thậm chí lấy hết tiền rồi họ mới trả về” - Thượng tá Đàm Thế Hùng, Phó Phòng Bảo vệ chính trị, Công an tỉnh cho biết.

Bất lực?

Thượng tá Hùng cho biết: “Năm 2010, công an tỉnh thống kê được 1.957 trường hợp xuất cảnh trái phép. Ông Hùng cho rằng, nguyên nhân chính vẫn là yếu tố kinh tế. Phần lớn những người vượt biên thuộc hộ nghèo, không có công ăn việc làm. Trong năm qua vải thiều mất mùa nên càng nhiều người có xu hướng đi làm ăn xa”.

Phát hiện nhiều nhưng việc xử lý hầu như rất khó khăn. Số lượng các vụ bị xử lý mới đếm được trên đầu ngón tay, chủ yếu là xử phạt hành chính, mức phạt 20-30 triệu đồng/trường hợp. Khá nhiều đối tượng vẫn còn ở Trung Quốc nên không có điều kiện xử lý. “Họ đã nghèo, phải đi làm ăn xa, lại bị bóc lột hết cả tiền nên dù biết là vi phạm cũng không thể phạt được” – Ông Hùng tâm sự.

Ông Hùng cũng cho rằng, công tác tuyên truyền ở các địa phương chưa đủ mạnh để ngăn chặn làn sóng vượt biên. “Nhiều trường hợp chúng tôi đến tuyên truyền người dân không vượt biên trái phép, họ nói rằng họ đi để kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con, các ông bà khuyên chúng tôi không đi nhưng có cho chúng tôi tiền để sinh sống đâu. Đôi khi chúng tôi cũng cảm thấy bất lực trước tình trạng này!” - Bà Hoàng Thị Sợi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hoa nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG