> Phát hiện tổ tiên của bạch tuộc
Kết luận trên đây được đưa ra sau khi các chuyên gia sinh học tìm thấy chín cặp hóa thạch rùa (một con đực, một con cái) tại Messel, gần Darmstadt, Đức. Đặc điểm của các cặp rùa này là chúng đều quay lưng vào nhau và trong tư thế “giao ban”.
Tiến sĩ Walter Joyce, thuộc Đại học Tuebingen, Đức, cho biết, những cặp này thuộc loài rùa Allaeochelys crassesculpt đã tuyệt chủng.
Một trong hai chú rùa hóa thạch này có một con đuôi dài hơn, bàn chân dài và to hơn, là chú rùa đực. Tiến sĩ Joyce cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi có bằng chứng về loài rùa đã biết làm tình cách đây rất lâu, 50 triệu năm trước”.
Khu vực tìm thấy các cặp hóa thạch rùa nằm ở khu vực từng có núi lửa hoạt động (từng tìm thấy 10.000 bộ hóa thạch của loài động vật có xương sống tại đây).
Công bố trên tạp chí Biology Letter (Anh), các chuyên gia khẳng định, những cặp hóa thạch rùa loài Allaeochelys crassesculpta đại diện cho các loài động vật có xương sống đầu tiên biết giao phối để duy trì nòi giống.
Tuấn Vũ