Roger Federer giúp M.U vô địch Champions League?

Federer là hình mẫu thể thao chuyên nghiệp và đáng ngưỡng mộ bậc nhất
Federer là hình mẫu thể thao chuyên nghiệp và đáng ngưỡng mộ bậc nhất
Roger Federer không phải một fan M.U như Usain Bolt, nhưng chính anh lại là niềm cảm hứng giúp đội bóng Anh lên đỉnh châu Âu.

10 năm trước, Manchester United đã lên ngôi vô địch Champions League sau màn luân lưu cân não với Chelsea. Vào thời gian đó, có thể qua màn ảnh nhỏ, "Tàu tốc hành" đang xem Quỷ đỏ thi đấu và mỉm cười. Roger Federer không phải một fan M.U như Usain Bolt, nhưng chính anh lại là niềm cảm hứng giúp đội bóng Anh lên đỉnh châu Âu năm đó.

Phương pháp huấn luyện về FEDERER 10 năm trước, Roger Federer đang là tay vợt số 1 thế giới. Biệt danh "Tàu tốc hành" anh có được nhờ lối chơi tấn công mạnh mẽ, luôn cố gắng ghi điểm bằng ít lần chạm vợt nhất có thể. Đánh bền ở cuối sân, giao bóng lên lưới, cắt bóng, đập bóng, Federer đều toàn diện. Nếu như Nadal là ông vua sân đất nện, Pete Sampras "vô đối" trên sân cỏ, thì Federer chơi xuất sắc trên mọi mặt sân. Đó là lý do khiến anh là tay vợt nam vô địch nhiều danh hiệu Grand Slam nhất trong kỷ nguyên mở. Federer hâm mộ CLB quê nhà Basel, chứ không phải Manchester United. Có rất ít manh mối có thể chỉ ra về liên hệ giữa hai bên. Nhưng theo lời cựu trợ lý HLV M.U, ông Rene Meulensteen, chính "Tàu tốc hành" là nguồn cảm hứng giúp M.U lên ngôi vô địch Champions League 10 năm trước. Meulensteen từng làm việc ở Manchester suốt 12 năm, và ông hiểu rõ đội bóng như lòng bàn tay. Ở thời điểm đó, tâm lý thi đấu vững vàng cùng phong cách thi đấu của Federer đã ảnh hưởng đến M.U rất nhiều. "Tôi là một fan cứng của môn quần vợt, và tôi luôn luôn ngưỡng mộ Roger Federer, đặc biệt ở cách anh ấy kiểm soát được cảm xúc của mình", Meulensteen chia sẻ. Dù không còn làm việc ở M.U nữa, ông vẫn sống tại vùng Cheshire như lúc Sir Alex còn tại vị. Quãng thời gian gắn bó với đội bóng quá lâu khiến HLV người Hà Lan coi nước Anh như quê hương thứ hai của mình. Tại đây ông nói tiếng Anh, sinh hoạt kiểu người Anh, giống như một công dân Ăng-lê thực thụ. Tại M.U, Meulensteen từng làm HLV đội trẻ, HLV đội dự bị, rồi HLV đội một trực tiếp dưới quyền Sir Alex Ferguson. Ông là cánh tay phải của "Máy sấy tóc" với kiến thức bóng đá sâu sắc và kinh nghiệm quản lý lâu năm. Dù vậy, thời gian làm trợ lý quá lâu khiến ông chưa thể đạt được thành công nào đáng kể khi làm HLV trưởng. Sau khi rời M.U, Meulensteen có nhận lời dẫn dắt một số CLB nhưng chưa bao giờ tại vị nổi 1 năm. Dường như ông thích hợp hơn ở vai trò của một cố vấn, tham mưu cho HLV trưởng. "Tôi chọn ra 5 đoạn phim về Federer cho các cầu thủ ở đội bóng cùng xem. Tôi yêu cầu họ quan sát kỹ, rồi chỉ ra trong thước phim đó Federer đang chơi ở giải đấu nào, hiệp mấy, pha ghi điểm đó ảnh hưởng thế nào đến trận đấu. Các cầu thủ cũng rất thích quần vợt, vậy nên họ nhận ra ngay đó là Wimbledon. Nhưng không một ai chỉ ra được trong những thước phim đó Federer đang chơi hiệp mấy, điểm số ra sao. Không có căn cứ nào để họ suy luận cả", Meulensteen nói. Thông thường, một tay vợt sẽ thi đấu bền bỉ ở thời gian đầu, rồi bung sức vào những tình huống ghi điểm quyết định. Nhưng phong cách của Federer lại đi ngược hoàn toàn quy luật đó: "Tôi chỉ ra cho họ thấy cách Federer chơi bóng, giành chiến thắng ở phong độ đỉnh cao, và nó thực sự có ý nghĩa. Hãy nhìn anh ấy chơi: thắng hiệp đầu, thua 2 hiệp tiếp theo, nhưng cho tới lúc trận đấu đi tới pha bóng cuối cùng, Federer không bao giờ để chuyện gì ảnh hưởng đến mình. Anh ấy luôn chơi mạnh mẽ để hướng tới chiến thắng, chỉ chiến thắng mà thôi".
Roger Federer giúp M.U vô địch Champions League? ảnh 1 Trợ lý Rene Meulensteen đã đề xuất với HLV Alex Ferguson huấn luyện các cầu thủ học tập theo hình mẫu của Federer
Meulensteen đề xuất mở rộng phương pháp huấn luyện về Federer đến các cầu thủ, và được Sir Alex chấp nhận. Theo lời ông, chính điều này đã giúp M.U vô địch Premier League và Champions League năm đó. Ở thời điểm ấy, M.U gặp bộn bề khó khăn khi ở giai đoạn cuối tháng 4 đầu tháng 5. Họ để thua Chelsea - đối thủ cạnh tranh trực tiếp chức vô địch với tỷ số 1-2 - ngay trước thời điểm đá trận bán kết lượt về Champions League gặp Barcelona. Ở lượt đi, Ronaldo có cơ hội ghi bàn trên chấm phạt đền nhưng anh lại bỏ lỡ. Trong tình cảnh đó, Paul Scholes đã tỏa sáng bằng cú sút xa xuất thần tung lưới Valdes trong trận lượt về. Có bàn dẫn trước, M.U chủ động phòng ngự và bảo toàn thành công tỷ số mong manh đó cho đến khi trận đấu kết thúc. Lúc này M.U đã giành vé vào chơi trận chung kết gặp Chelsea, và điều đó có nghĩa họ phải cạnh tranh chức vô địch cùng The Blues trên cả hai mặt trận. Nhưng điều đó không khiến Meulensteen cảm thấy áp lực, trái lại, ông nhận thấy đây là cơ hội hiếm có để giành cả hai danh hiệu lớn. "Sau trận thắng Barcelona, tôi nói chuyện trực tiếp với HLV trưởng", Meulensteen chia sẻ. "Tôi nói nếu chúng ta đánh bại West Ham và Wigan ở 2 vòng đấu cuối cùng, điều đó cũng có nghĩa đội bóng đã nhấn nút xuất phát trước Chelsea ở cuộc đua tâm lý giành ngôi vô địch Champions League". Điều đó rõ ràng giúp các cầu thủ M.U trút bỏ gánh nặng. Họ vùi dập West Ham 4-1, sau đó đánh bại Wigan ở vòng cuối để lên ngôi vô địch Premier League với 2 điểm nhiều hơn Chelsea. Nguồn cảm hứng cho Ronaldo "Chiến thắng trước giống như thể chúng tôi đang dẫn họ với tỷ số 40-30 trong lượt giao bóng của mình vậy", Meulensteen hứng khởi ví von. "Đây chính là 'thời khắc của Federer' mà chúng tôi cần, và nó đã diễn ra". Thêm một pha giao bóng tốt, M.U sẽ tràn đầy cơ hội vô địch Champions League sau 9 năm. Federer trở thành nguồn cảm hứng của cả đội bóng, nhưng ông còn vô tình uốn nắn cho tính cách của một cầu thủ khác: Cristiano Ronaldo.
Roger Federer giúp M.U vô địch Champions League? ảnh 2 Federer cũng là hình mẫu cho Ronaldo vươn mình từ 1 cầu thủ màu mè trở nên hiệu quả bậc nhất thế giới
Thời kỳ mới đến Anh chơi bóng, CR7 thường để lại hình ảnh xấu bằng những pha đi bóng màu mè, hay ăn vạ và phàn nàn, gây áp lực lên trọng tài khi anh cảm thấy mình bị đối xử bất công. Meulensteen cảm thấy điều đó không tốt cho Ronaldo nếu anh cứ hành xử như vậy trong tương lai. Đó không phải hình ảnh ở một ngôi sao lớn, vậy nên ông tìm cách uốn nắn anh. Một ngày nọ trên sân tập, Meulensteen bắt chuyện: "Cristiano này, cậu có thích quần vợt không?" - "Có, thích lắm ạ" - "Vậy cậu có khoái Roger Federer không?" - "Có chứ, con ngưỡng mộ anh ấy lắm". Meulensteen chỉ đợi có thế. Bản thân ông không phải một ngôi sao lớn, vậy nên không thể trở thành tấm gương khuyên bảo Ronaldo. Thay vào đó, chọn một người CR7 ngưỡng mộ rồi dùng lý lẽ khuyên anh sẽ dễ hơn. Ông nói: "Được rồi, vậy hãy quan sát Federer nhé. Anh ấy chơi hoa mỹ, kỹ thuật thượng thừa, nhưng luôn hướng đến hiệu quả chứ không phô diễn màu mè. Nhiều lúc anh ấy cũng phải nhận phán quyết bất công từ các trọng tài, nhưng chẳng bao giờ phàn nàn cả. Anh ấy biết chấp nhận kết quả bất lợi cho bản thân và vượt qua nó. Cậu rồi sẽ trở thành một ngôi sao lớn như Federer, vậy nên học cách kiềm chế như anh ấy đi". Nghe lời Meulensteen nói, trong đầu Ronaldo bỗng hiện lên hình ảnh về một "Tàu tốc hành" chơi bóng mạnh mẽ trên sân quần vợt. Đúng như lời ông thầy người Hà Lan nói, Federer sở hữu kỹ thuật cá nhân tốt nhất trong số những tay vợt đương thời. Nhưng để thành công trong quần vợt hiện đại, Federer luôn hướng đến hiệu quả: Giao bóng vào góc hiểm rồi lựa góc tung ra một cú đánh thuận tay uy lực, thay vì biểu diễn những cú lốp bóng hay luồn vợt đánh bóng qua giữa hai chân. Federer thời trai trẻ từng có thói quen ném vợt đi mỗi khi thua trận, nhưng anh dần biết kiềm chế lại để đúng với hình ảnh một quý ông thực sự. "Cậu rồi sẽ trở thành một ngôi sao lớn như Federer...", những lời ấy văng vẳng trong tâm trí Ronaldo. Ngay từ thuở thiếu niên, Ronaldo đã muốn trở thành cầu thủ bóng đá số một thế giới. Để làm được điều đó, Ronaldo cần tham lam hơn bất cứ ai: Học mọi điều có thể từ những ngôi sao lớn và biến thành của mình. Nghe lời Meulensteen, Ronaldo đã bớt ăn vạ hơn, bớt phàn nàn hơn, thi đấu bớt rườm rà hơn. Các trọng tài vì thế cũng có thiện cảm với Ronaldo hơn. World Cup 2018 cho thấy điều đó: Trọng tài lập tức thổi phạt đền khi thấy Ronaldo ngã trong vòng cấm, và lờ Neymar đi trong cả giải. Trận chung kết nghẹt thở
Trở lại trận chung kết Champions League giữa M.U và Chelsea 10 năm trước. M.U vươn lên dẫn trước giữa hiệp 1 bằng pha đánh đầu của Ronaldo, nhưng Lampard lại gỡ hòa trước khi hiệp 1 kết thúc. Mọi thứ diễn ra giống như thể Federer giao bóng ghi điểm, sau đó bị đối phương gỡ lại vậy. Đến hiệp 2, rồi 2 hiệp phụ, khung thành M.U không ít phen chao đảo bởi Chelsea. Trận đấu đi về những phút cuối giống như một pha bóng bền giữa Federer và Nadal.
Roger Federer giúp M.U vô địch Champions League? ảnh 3 Cũng nhờ học theo Federer mà Man United đã vượt qua Chelsea trong trận chung kết Champions League 2008 đầy căng thẳng
Tấm thẻ đỏ Drogba phải nhận những phút cuối hiệp phụ thứ 2 không đủ để M.U có thêm thời gian tấn công giành chiến thắng chung cuộc. Hai đội bước lên chấm phạt đền, Ronaldo đá hỏng lượt thứ 3 khiến M.U chịu bất lợi lớn. Chỉ còn đúng cú sút cuối cùng của John Terry. Nếu anh sút thành công, Chelsea sẽ lần đầu tiên lên ngôi vô địch Champions League. "Federer" lúc này phải cố giành điểm trước cơ hội giành match point của đối phương, ngay trong lượt đối phương giao bóng. May cho anh khi đối phương... "mắc lỗi kép". Terry từ từ bước lên chấm phạt đền, nhưng đúng lúc anh giậm chân trụ để sút, Terry lại bị trượt chân. Van der Sar đổ người sai hướng, nhưng bóng từ chân Terry bay đi, chạm cột dọc rồi nẩy ra ngoài. Lúc này việc Drogba nhận thẻ đỏ mới cho thấy lợi thế của M.U. Sau trận chung kết đó 4 năm, chính Drogba là người lên sút quả phạt đền thứ 5 quyết định mang về chức vô địch Champions League cho Chelsea trước Bayern Munich. M.U và Chelsea hòa nhau sau 5 lượt sút đầu tiên, giống như Federer vừa cân bằng tỷ số trong một ván tie-break. Nhưng M.U "giao bóng trước" - sút phạt đền trước, và họ có lợi thế tâm lý hơn nếu sút thành công. Anderson và Ryan Giggs hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở 2 lượt tiếp theo. Nhưng đến lượt thứ 7, Anelka bên phía Chelsea lại không làm được như vậy. Tất cả nhờ đòn tâm lý hữu hiệu của thủ môn Edwin van der Sar. TRẬN CHUNG KẾT NGHẸT THỞ Trở lại trận chung kết Champions League giữa M.U và Chelsea 10 năm trước. M.U vươn lên dẫn trước giữa hiệp 1 bằng pha đánh đầu của Ronaldo, nhưng Lampard lại gỡ hòa trước khi hiệp 1 kết thúc. Mọi thứ diễn ra giống như thể Federer giao bóng ghi điểm, sau đó bị đối phương gỡ lại vậy. Đến hiệp 2, rồi 2 hiệp phụ, khung thành M.U không ít phen chao đảo bởi Chelsea. Trận đấu đi về những phút cuối giống như một pha bóng bền giữa Federer và Nadal. Tấm thẻ đỏ Drogba phải nhận những phút cuối hiệp phụ thứ 2 không đủ để M.U có thêm thời gian tấn công giành chiến thắng chung cuộc. Hai đội bước lên chấm phạt đền, Ronaldo đá hỏng lượt thứ 3 khiến M.U chịu bất lợi lớn. Chỉ còn đúng cú sút cuối cùng của John Terry. Nếu anh sút thành công, Chelsea sẽ lần đầu tiên lên ngôi vô địch Champions League. "Federer" lúc này phải cố giành điểm trước cơ hội giành match point của đối phương, ngay trong lượt đối phương giao bóng. May cho anh khi đối phương... "mắc lỗi kép". Terry từ từ bước lên chấm phạt đền, nhưng đúng lúc anh giậm chân trụ để sút, Terry lại bị trượt chân. Van der Sar đổ người sai hướng, nhưng bóng từ chân Terry bay đi, chạm cột dọc rồi nẩy ra ngoài. Lúc này việc Drogba nhận thẻ đỏ mới cho thấy lợi thế của M.U. Sau trận chung kết đó 4 năm, chính Drogba là người lên sút quả phạt đền thứ 5 quyết định mang về chức vô địch Champions League cho Chelsea trước Bayern Munich. M.U và Chelsea hòa nhau sau 5 lượt sút đầu tiên, giống như Federer vừa cân bằng tỷ số trong một ván tie-break. Nhưng M.U "giao bóng trước" - sút phạt đền trước, và họ có lợi thế tâm lý hơn nếu sút thành công. Anderson và Ryan Giggs hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở 2 lượt tiếp theo. Nhưng đến lượt thứ 7, Anelka bên phía Chelsea lại không làm được như vậy. Tất cả nhờ đòn tâm lý hữu hiệu của thủ môn Edwin van der Sar.
Theo Theo Bongdaplus
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.