Không giống như các ứng dụng và chương trình AI (trí tuệ nhân tạo) trong máy tính, robot xã hội có sự hiện diện vật lý, khiến chúng rất phù hợp để can thiệp trong bối cảnh bệnh nhân nói lắp, đồng tác giả nghiên cứu Torrey Loucks giải thích.
Loucks là cựu giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Điều trị Nói lắp (ISTAR), đồng thời là phó giáo sư trong ngành Khoa Khoa học Giao tiếp và Rối loạn tại Đại học Alberta, Mỹ.
Theo Loucks, robot xã hội có một số lợi thế so với các biện pháp can thiệp công nghệ khác thường được sử dụng. Chúng xuất sắc trong các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và cả hai đều có thể lập trình và thích ứng với nhu cầu cụ thể của từng bệnh nhân. Và nghiên cứu cho thấy, mọi người thích robot xã hội hơn robot công nghệ như máy tính bảng và điện thoại thông minh, bởi vì sự hiện diện của chúng có nghĩa là chúng tương tác hơn.
"Có một cơ hội thực sự cho robot xã hội để làm cho các hoạt động điều trị trở nên hấp dẫn và thú vị hơn, đặc biệt là đối với những khách hàng trẻ tuổi,” Loucks nói.
Loucks cho biết, robot sẽ không thay thế các bác sĩ lâm sàng, nhưng khả năng của chúng với các nhiệm vụ lặp đi lặp lại có nghĩa là chúng hỗ trợ nhu cầu về thời gian thực hành và các nhiệm vụ chuyển giao sơ bộ thường bị hạn chế ở các phòng khám bận rộn.
Mặc dù nghiên cứu về robot xã hội và rối loạn giao tiếp còn hạn chế vào thời điểm này, nhưng đã có một số kết quả đầy hứa hẹn, Loucks giải thích. Ví dụ, chúng đã được chứng minh là có lợi trong việc giúp trẻ tự kỷ thúc đẩy các kỹ năng xã hội.