Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa

TPO - Rào chắn thuộc trục đường Lê Lợi, đoạn từ nút giao Phan Bội Châu đến Nguyễn Trung Trực đã được tháo dỡ, trả thêm khoảng không gian phía trước chợ Bến Thành khi phải phục vụ công trình Metro nhiều năm qua.
Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 1

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (chủ đầu tư metro số 1 - MAUR) đang hoàn tất tháo dỡ rào chắn, tái lập 3 đoạn còn lại trên đường Lê Lợi và khu vực Bến Thành.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 2

Những khu vực bị ảnh hưởng bởi công trình metro được khôi phục nguyên hiện trạng, theo tiêu chí hợp đồng "càng giống với hiện trạng ban đầu càng tốt".

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 3

Từ giữa năm 2014, phần lớn mặt đường Lê Lợi (đoạn từ đường Đồng Khởi đến Pasteur) đã được nhà thầu rào chắn để phục vụ thi công ga ngầm Nhà hát TP.HCM. Đến 30/4/2021, một đoạn rào chắn dài 150 m trên đường Lê Lợi (từ đường Nguyễn Huệ đến Pasteur) được tháo dỡ, trả lại mặt bằng nơi này sau gần 6 năm.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 4
Trong đó, đường Lê Lợi (đoạn từ Nguyễn Trung Trực đến Phan Bội Châu) được hoàn trả mặt đường, dải phân cách, vỉa hè phía bên trái từ hướng Bến Thành đến Nhà hát TP.HCM trước 9/7. Khu vực vòng xoay Quách Thị Trang được hoàn trả mặt đường, bó vỉa của bồn hoa, vòng xoay và tiểu đảo (tượng đài Trần Nguyên Hãn, cây cảnh, trụ đèn chiếu sáng) theo nguyên trạng ban đầu. Hạn bàn giao vào 2/9. Khu vực Công viên 23 Tháng 9 dự kiến được hoàn trả vào 2/9 đối với phần mặt đường, vỉa hè.
Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 5

Công nhân đang tháo các đoạn rào cuối cùng đoạn giao Lê Lợi-Phan Bội Châu.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 6

Trước đó, nhà thầu đã hoàn thành tái lập mặt đường, dải phân cách... trả lại mặt bằng đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến Nguyễn Trung Trực (quận 1).

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 7

Hiện Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất thiết kế cảnh quan đường Lê Lợi (đoạn từ Nguyễn Huệ đến chợ Bến Thành) theo 3 giai đoạn sau khi chủ đầu tư tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) hoàn trả mặt bằng. Phương án thiết kế đang được hoàn thiện, tham mưu UBND TPHCM.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 8

Công nhân cũng phấn khởi khi trả lại không gian cho con đường đẹp, gắn liền với lịch sử hình thành thành phố.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 9

Góc nhìn từ đoạn giao Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Trung Trực - Lê Lợi nhìn về phía chợ Bến Thành.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 10

Việc rào đường khu trung tâm thành phố để thi công công trình 6 năm qua đã gây rất nhiều khó khăn cho giao thông, buôn bán, sinh hoạt của người dân. Nhiều người ngán ngẩm, mong muốn công trình sớm hoàn thành, trả lại mặt đường cho bà con thuận tiện trong cuộc sống.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 11

Nhiều hộ kinh doanh trả mặt bằng vì không trụ nổi khi vừa vướng rào chắn vừa đại dịch COVID-19.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 12

"Tôi về đây kinh doanh gần 2 năm rồi. Tôi thấy đa phần ở đây thuê mặt bằng để kinh doanh. Tôi may mắn hợp tác với chủ nhà nên đỡ được phần chi phí. Tôi thấy mặc dù nhiều chủ mặt bằng chia sẻ với người thuê nhưng rất nhiều người đến rồi đi. Thành phố mở cửa trở lại nhưng khách quốc tế có bao nhiêu người đâu, đến xem rồi đi ra. Nói thẳng doanh thu là con số 0. Thực tế chúng tôi cố gắng duy trì thôi, đừng để lỗ quá nhiều. Hiện tại, tôi chấp nhận đóng tiền mặt bằng, chưa dám đầu tư nhiều, chỉ bán cầm chừng", anh Phạm Văn Hiếu, chủ hộ kinh doanh, đôi mắt đăm chiêu nhìn về công trình Metro chia sẻ.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 13

Chủ một hộ kinh doanh trên đường Lê Lợi than thở: “Từ ngày rào chắn đến nay, tiệm tôi buôn bán ế ẩm, chủ yếu chỉ bán cho khách quen. Chủ nhà có giảm bớt tiền thuê mặt bằng, nhưng hầu như tháng nào cũng lỗ, lại thêm vừa trải qua dịch COVID-19. Mong công trình sớm hoàn thành để chúng tôi buôn bán trở lại như cũ”.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 14

Khách quốc tế thưa thớt, chỉ đi dạo phố, ít vào mua hàng ở khu vực trung tâm.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 15

"Tôi làm ở cửa hàng thêu XQ hơn hai mươi năm. Nhờ công ty lớn nên có nguồn phí dự trữ để duy trì mặt bằng cộng với sự chia sẻ của chủ nhà. Sau khi thành phố mở cửa, tôi thấy hiện khách nội địa là chủ yếu. Sau thời gian dịch mình không sửa chữa được, giờ thêm thành phố dỡ rào chắn nên hôm nay cho thợ đến thi công lại để chuẩn bị đón khách. Chỉ mới mở nên cũng chưa ghi nhận tình hình buôn bán thực sự như thế nào", ông Trần Minh Kha (áo trắng, đứng chỉ tay) tâm sự.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 16

Các bạn trẻ đang xếp hàng vào một quán cà phê hẻm trên đường Lê Lợi.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 17

Khách du lịch len qua phần vỉa hè chưa hoàn thiện trên đường Lê Lợi để đi dạo.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 18

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc (QH-KT) TP HCM Nguyễn Thanh Nhã vừa ký văn bản báo cáo UBND TP HCM về phương án thiết kế cảnh quan tổng thể khu vực trước chợ Bến Thành và giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi (quận 1). Trong 3 phương án đặt ra, Sở QH-KT đề xuất chọn phương án 3 vì phù hợp và khả thi. Phương án này sẽ từng bước thực thi theo đồ án quy hoạch được duyệt nhưng vẫn giữ được không gian đặc trưng của thành phố, ổn định vị trí tượng Trần Nguyên Hãn.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 19

Tháng 7-2022, Hội đồng tư vấn về kiến trúc TP đánh giá đây là thời điểm phù hợp để bắt đầu tổ chức khu vực trước chợ Bến Thành theo đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 đã được duyệt. Tuy nhiên, việc thực hiện cần được phân kỳ để đảm bảo xây dựng các tuyến giao thông ngầm và xây dựng các công trình xung quanh phù hợp thực tế.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 20

Hội đồng đề nghị Sở QH-KT phối hợp với cơ quan liên quan lập phương án cụ thể về vị trí, hình dáng các đảo giao thông, quảng trường và đề xuất vị trí tượng đài Trần Nguyên Hãn và Quách Thị Trang. Cùng với đó, nghiên cứu cụ thể về ý tưởng tổ chức không gian, ưu tiên đặt tượng đài Trần Nguyên Hãn ở khu vực kết thúc trục đường Lê Lợi tại quảng trường, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Rào chắn tháo dỡ, mặt tiền chợ Bến Thành hiện ra một nửa ảnh 21

Về giao thông, phương án này vẫn giữ một phần hướng tuyến đi từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Lê Lợi để đáp ứng nhu cầu kết nối vào trung tâm.

Tin liên quan