Rắc rối quanh hai cuốn “Quân sư Đào Duy Từ”

Rắc rối quanh hai cuốn “Quân sư Đào Duy Từ”
TPCN - Nhà văn Vũ Ngọc Tiến (VNT), trong văn bản “Người văn kêu cứu” gửi Cục xuất bản, Bộ Văn hóa- Thông tin, NXB Phụ Nữ, Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam, NXB Kim Đồng và báo Tiền phong nêu:
Rắc rối quanh hai cuốn “Quân sư Đào Duy Từ” ảnh 1
Ông Vũ Ngọc Tiến và 2 cuốn “Quân sư Đào Duy Từ”

Tháng 5/2002, NXB Kim Đồng ấn hành cuốn tiểu thuyết “Quân sư Đào Duy Từ”, do tôi là tác giả. Đây là ấn bản NXB biên tập từ bản thảo bộ ba tiểu thuyết “Ba nhà cải cách” (Khúc Hạo, Trần Thủ Độ, Đào Duy Từ) tôi viết từ năm 1995, hoàn thành năm 2000.

Từ bản thảo này, lần lượt in thành 3 cuốn sách ở Tủ sách danh nhân Việt Nam của NXB Kim Đồng từ 3/2002- 9/2002. Nay tôi đang có ý định xuất bản bộ “Ba nhà cải cách” trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì được tin NXB Phụ Nữ vừa cho ra mắt cuốn “Quân sư Đào Duy Từ” (12/2006) của tác giả Trần Hiệp.

Ông VNT bức xúc: Tiểu thuyết lịch sử nhưng ông Hiệp đã sao chép trắng trợn cả những phần tôi hư cấu 100%! Giống nhau đến kỳ lạ cả sự kiện và nhân vật mà tôi “bịa” ra.

Ông Trần Hiệp đã ngộ nhận đó là sự kiện, nhân vật có thật và sử dụng để tiếp tục hư cấu. Tựu trung lại, có hai dạng xâm phạm bản quyền của ông Hiệp:

Một là những nhân vật, sự kiện tôi hư cấu 100%, ông Hiệp ngộ nhận là có thật nên đã giữ nguyên; hai là những nhân vật lịch sử vốn có thật, nhưng để phục vụ chủ đề tư tưởng nên tôi hư cấu ra nhiều tình tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật lịch sử đó cũng bị ông Hiệp ngộ nhận có thật và vô tư sử dụng.

Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này?

Ông VNT: Giống như tên sách “Quân sư Đào Duy Từ”, bản thân khái niệm “xuống núi” cũng là sự sao chép.

Tôi chỉ so sánh trong Phần I: Xuống núi (trang 8- 66 NXB Phụ Nữ 12/2006) thôi nhé: Tôi hư cấu nhân vật đại sư Duy Giác trụ trì chùa Đàn Xuyên, hậu duệ của hoàng tộc nhà Trần là có ẩn ý để ông trở thành thày dạy của Đào Duy Từ cả Nho- Phật- Lão, võ nghệ và binh pháp, trong lịch sử không hề nói đến.

Ông Trần Hiệp cũng lặp lại, bịa ra đại sư Thích Thanh Bảo, hậu duệ nhà Trần (trang 8), còn chùa Đàn Xuyên thay bằng chùa Ngân Xuyên.

Tôi có nhân vật Tuệ Năng thì ông Hiệp cũng bịa ra một Tuệ Năng đi khất thực. Các nhân vật thầy đồ Mậu, Hữu Danh, Hữu Dư không hề có trong lịch sử.

Tôi hư cấu ra họ, ông Hiệp cũng lại giữ nguyên tên các nhân vật, phát triển dài dài ở các phần sau! Sự kiện Duy Từ vào quán (trang 27- 35) và sự kiện Thục Anh gặp Duy Từ (trang 41- 45) cũng na ná trong tác phẩm của tôi, chỉ khác Thục Nga đổi thành Thục Anh, bọn cướp chuyển thành lũ lính đảo ngũ.

Tương tự, ở trang 51- 54, có sự kiện nhân vật xã trưởng cưỡng hiếp bà Mạch (mẹ Duy Từ) và ở trang 59 - 66 có sự kiện Duy Từ, Thục Anh giải cứu Hữu Dư khỏi nhà giam, mối tình éo le giữa Thục Anh (Thục Nga) với Duy Từ và Hữu Dư cũng là do tôi hư cấu 100% nhưng ông Hiệp lại tin đấy là cứ liệu sử rồi hồn nhiên sao chép của tôi...

Viết tiểu thuyết lịch sử, nên tham khảo kỹ lưỡng chính sử

Bản thân tôi cũng đã từng bị một tác giả chép gần như nguyên xi một truyện ngắn gửi đi dự thi và... đoạt giải!

Về tiểu thuyết lịch sử, theo tôi có thể hư cấu 70%, khác với thể loại truyện ký lịch sử phải dùng ít nhất là 70% sử liệu. Một sự kiện hay nhân vật lịch sử, có thể nhiều nhà văn khai thác.

Trong thực tế, chỉ riêng về đời nhà Trần, đã có các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Hoàng Quốc Hải viết nhưng rất khác nhau và độc giả vẫn chấp nhận.

Nếu viết tiểu thuyết lịch sử, nên tham khảo kỹ lưỡng chính sử, phần hư cấu là của riêng từng người, không nên sử dụng lại.

Trong những trường hợp có sử dụng những tài liệu tham khảo, nên trích dẫn nguồn đầy đủ như nhà văn Hoài Anh đã làm.

Nhà văn Lê Phương Liên - Trưởng ban văn học thiếu nhi - Hội Nhà văn Việt Nam

Trích dẫn tỷ mỷ phải thống kê được 15- 20 tình tiết ở riêng phần I.

Ông có dám chắc điều mình phát biểu?

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và công luận về những điều nêu trên. Nếu ông Hiệp có đủ cứ liệu lịch sử thì trưng ra cho công luận cùng biết.

Tôi sẽ tiếp tục thống kê hàng vài chục sự kiện, tình tiết, nhân vật hư cấu ở các phần khác nữa, nếu ông Hiệp và NXB Phụ Nữ yêu cầu.

Ông VNT cũng đề nghị NXB Phụ Nữ hoặc NXB Kim Đồng tổ chức cho ông và ông Trần Hiệp đối chất, có mặt cả đại diện Trung tâm tác quyền Hội Nhà văn Việt Nam để chứng minh sự thật.

Chúng tôi đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó GĐ, Tổng biên tập Nhà xuất bản Phụ Nữ, bà Hà cho biết đang tìm cách liên hệ với tác giả Trần Hiệp nhưng chưa được, ông Trần Hiệp trước công tác và cư trú tại Thanh Hóa, nay ở Hà Nội.

Chúng tôi tìm cách liên lạc qua số điện thoại nhà ông nhưng không có ai trả lời. Về quan điểm giải quyết, theo bà Hà, sau khi gặp ông Trần Hiệp, có thể NXB sẽ mời hai ông cùng làm việc.

Trong một diễn biến khác, chúng tôi đã trao đổi với GS Đinh Xuân Lâm, GS Lâm cho biết: Khá lâu rồi (GS không nhớ rõ năm nào - pv), ông VNT có đến nhờ GS cung cấp các tài liệu liên quan đến danh nhân Đào Duy Từ, GS cũng có giúp đỡ ông VNT một số tài liệu lịch sử và giới thiệu bà Trần Thị Liên - học trò GS, người nghiên cứu về Đào Duy Từ.

Bà Lê Thanh Nga - NXB Kim Đồng, người trực tiếp biên tập 3 cuốn sách của ông VNT cho biết cũng đang xem xét cả 2 tác phẩm.

Trả lời câu hỏi đã bao giờ thấy một việc tương tự, bà Lê Thanh Nga - biên tập viên có thâm niên biên tập văn học hàng chục năm cho biết: Vụ việc chưa thể kết luận, song những tình tiết của vụ tranh chấp bản quyền này rất lạ, lần đầu tiên xuất hiện.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...