Khoảng một năm sau cái chết của Cảnh, Quỳnh tìm được công việc là nhân viên bán hàng ở một tiệm mỹ phẩm. Cô muốn cuộc sống bình thường nhưng lão già giàu có lắm tiền ngày nào cũng sang cửa hàng kiếm cớ làm phiền, thậm chí còn đòi hỏi Quỳnh làm vợ lẽ. Bà chủ cửa hàng bất bình thay cô, lên tiếng đuổi lão già đi.
Điều không hay xảy đến nhanh hơn họ dự kiến. Vào ngày cưới, quá giờ đón dâu mà nhà trai không tới, gọi điện không nghe máy. Chỉ ít phút sau, chú rể và bố mẹ họ hàng bên nhà trai kéo đến nhà gái. Bà mẹ chồng Lan chống nạnh, mặt hằm hằm. Cả gia đình nhà trai tức giận cho rằng bố mẹ Lan lừa họ-con làm gái rồi giờ lại lừa cưới. Chú rể tên Hảo nói rõ lí do-em họ anh ta ở dưới thành phố từng qua đêm với Lan, tố cáo cô.
Lan bỏ chạy khỏi đám cưới, bố Lan đột quỵ phải đưa đi cấp cứu. “Quỳnh ơi, tao giết bố mẹ tao rồi. Vẫn biết có ngày này, nhưng không nghĩ nó đến sớm thế”, Lan thốt lên. Lan và Quỳnh tìm tới bệnh viện liền bị xua đuổi. Lan đòi chết vì đi đến đâu cũng sẽ bị xua đuổi, coi khinh nhưng Quỳnh động viên cô. Chỉ ít lâu trước đó Lan động viên Quỳnh dù có bất cứ chuyện gì xảy ra cũng phải cố sống.
Sáng hôm sau tìm về nhà, Quỳnh bị mẹ cô đay đả: “Tao tưởng mày đi chết ở đâu đó rồi chứ. Đã nhơ nhớp một lần là nhơ nhớp cả đời”, mẹ Lan nói. Bà nói rằng nghĩ lại việc tiêu tiền của cô khiến bà kinh sợ, giờ ra khỏi nhà không dám ngẩng mặt lên nhìn ai. Không chỉ có bố mẹ cô từ mặt, cô em gái tên Đào cũng coi thường chị, cầm túi quần áo ném về phía Lan và đuổi cả chị gái lẫn Quỳnh.
Hai người trở về tiệm may của Lan. Lan nức nở: “Nhịn ăn nhịn mặc, dành dụm từng đồng từng hào lo cho nó ăn học tử tế, thế mà giờ nó đối xử với tao như thế”. Quỳnh an ủi rằng Đào còn nhỏ chưa hiểu, bố mẹ Lan cần thời gian để hiểu. Cô nấu cháo đưa lên cho Lan, nhưng Lan hất bát cháo đi và bảo Quỳnh: “Mày có ở hoàn cảnh của tao đâu mà mày biết”. Hoàn cảnh ấy chính là bị từ hôn ngay trong đám cưới, bị cha mẹ ruột chửi rủa, em gái xua đuổi.