Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam:

Quyết không để có đến 1.000 ca nhiễm COVID-19 vào cuối tháng 3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Ảnh: Đ.N
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Ảnh: Đ.N
TPO - Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 ngày 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: "Chúng ta đã và đang kiểm soát tốt các điểm được tạm gọi là ổ dịch. Quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm COVID-19 vào cuối tháng 3".

Phó Thủ tướng cho biết, theo thống kê trên thế giới, thời gian trung bình để số ca nhiễm COVID-19 từ 100 lên 1.000 là 7 ngày (riêng Nhật Bản là 28 ngày), nên tính chung là khoảng trên 9 ngày.

“Nếu suy luận theo logic đó, ngày 22/3 Việt Nam đã ghi nhận 100 ca nhiễm mới (không tính 16 ca trong giai đoạn 1) thì hết ngày 31/3 chúng ta có khả năng có 1.000 ca nhiễm. Nhưng Việt Nam sẽ không có 1.000 ca nhiễm vào thời điểm ngày 31/3 bởi vì chúng ta có các giải pháp chống dịch và đến giờ phút này các giải pháp đó là rất hiệu quả”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Tính từ ngày 7/3, khi Việt Nam ghi nhận ca nhiễm số 17 thì đến nay có 137 ca nhiễm mới, trong đó 86 ca đã cách ly ngay từ khi đến Việt Nam, còn 51 ca đã vào cộng đồng. Trong đó, chỉ riêng chuyến bay VN 0054 vào Việt Nam từ 2/3 đã có 20 ca nhiễm, trường hợp bệnh nhân số 34 (F0) tại Bình Thuận lây cho 11 người nhiễm, gồm cả 8 ca F1, 3 ca F2 nhưng đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp nào lây đến F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 153 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

“Chúng ta đã và đang kiểm soát tốt các điểm được tạm gọi là ổ dịch, thậm chí tiếp cận những điểm bị coi là ổ dịch tiềm năng để khoanh vùng, dập dịch ngay. Tôi tin nếu chúng ta thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia và khuyến cáo của cơ quan y tế thì chắc chắn chúng ta cũng sẽ thành công như giai đoạn 1 và phải quyết tâm để không có đến 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Về tổ chức xét nghiệm phát hiện các trường hợp nghi ngờ, hiện Việt Nam chưa sử dụng phương pháp xét nghiệm nhanh mà đang sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) do Học viện Quân y sản xuất, đã được các cơ quan quản lý, khoa học trong nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Trên cơ sở tham khảo WHO và các nước trên thế giới và thực tiễn trong nước, ngành y tế đã cập nhật, hoàn thiện phác đồ điều trị COVID-19. Hiện Việt Nam đảm bảo đủ thuốc điều trị.

Hiện có 136 bệnh nhân đang được điều trị tại 18 cơ sở khám chữa bệnh (101 người Việt Nam, 35 người nước ngoài). Trong đó, 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, 2 bệnh nhân trong số này đã có tiến triển sức khoẻ; 37 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần 1; 13 bệnh nhân kết thúc điều trị (8 bệnh nhân âm tính lần 2, 5 bệnh nhân âm tính lần 3).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.