TPO - Cử tri Phạm Năng Cương (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) kiến nghị thành phố cho kè khu vực bờ sông Hồng đoạn qua các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và làm đường dạo như ở Hồ Tây để tạo cảnh quan và cũng tránh được lấn chiếm lòng sông.
TPO - Theo Quy hoạch phân khu Sông Hồng - Sông Đuống mới đây, Làng cổ Bắc Cầu - Long Biên - Hà Nội chưa có trong danh mục được tồn tại. Nhân dân nơi đây đang hết sức lo lắng và mong muốn được thể hiện ý kiến khi có thể phải đi khỏi mảnh đất sinh sống nhiều đời.
TP - Hàng chục vạn dân sinh sống tại các khu vực chưa được đề cập trong danh mục được tồn tại của Ðồ án quy hoạch đô thị sông Hồng, sông Ðuống sẽ được UBND các quận, huyện lập quy hoạch chi tiết để thành phố báo cáo Bộ NN&PTNT xem xét...
TP - Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng, trong đó, 6 khu vực được nghiên cứu xây dựng mới với các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm.
TPO - Phân khu quy hoạch có diện tích khoảng gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá...
TP - Ðối với một số khu vực dân cư ngoài bãi sông, đồ án quy hoạch kiến nghị chuyển đổi vùng đất dân cư phải di dời sang chức năng sử dụng làm dịch vụ du lịch. Tại đây, người dân vẫn được bảo lưu quyền sử dụng đất nhưng không dành để ở. Người dân sẽ được tái định cư ở những vị trí lân cận.
TP - Khu vực Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) hiện là nơi sinh sống của 2.300 hộ với khoảng 7.000 người dân. Họ đều mong mỏi được sinh sống trên mảnh đất tổ tiên để lại.
TP - Nhiều quận, huyện của Hà Nội kiến nghị cần sớm phê duyệt quy hoạch hai bên sông Hồng để làm căn cứ quản lý, nhất là giải quyết nhu cầu xây dựng nhà ở, đất canh tác, trật tự xây dựng...
TPO - Liên quan đến Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, quận Long Biên đề xuất giữ lại hai khu dân cư ngoài bãi, với gần 2.300 người dân gồm: Khu vực ngoài bãi tổ 27 phường Ngọc Lâm (đoạn từ cầu Long Biên đến cầu Chương Dương và Khu vực ngoài bãi Tổ 4, phường Cự Khối.
TPO - Nở rộ phân lô gắn mác dự án giữa cơn 'sốt đất' quay cuồng; Đồn thổi duyệt quy hoạch, giá đất ven sông Hồng 'dậy sóng'; Loạt doanh nghiệp địa ốc bị ngân hàng siết nợ 'đất vàng' dịp cuối năm... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Các dự án bất động sản (BĐS) ven sông sở hữu “tầm nhìn triệu đô”, không gian khoáng đạt, trong lành luôn được giới đầu tư và người mua ở thực săn đón. Đặc biệt, tại Hà Nội, BĐS ven sông đang ngày càng hấp dẫn hơn khi hạ tầng và các phương án quy hoạch sông Hồng, sông Đuống liên tục được đẩy nhanh triển khai.
TPO - Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, hiện 2 đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống đang xin ý kiến Bộ Xây dựng để hoàn chỉnh hồ sơ. Mục tiêu đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 trình UBND thành phố phê duyệt.
TPO - Dù UBND TP Hà Nội khẳng định, đến nay vẫn chưa chốt phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, nhưng giới đầu cơ, môi giới nhà đất đang rầm rộ "đẩy sóng" giá nhà đất xung quanh khu vực nơi dự kiến có cầu đi qua.
TPO - Góp ý về kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam cho rằng, không nên lặp lại phong cách kiến trúc “Đông Dương” như thuyết minh của tác giả đồ án. Hơn nữa, phương án đưa ra từ đầu đến nay cũng không phải là phong cách kiến trúc Đông Dương mà là hình thức mô phỏng khiên cưỡng nệ cổ, pha trộn hỗn tạp với nhiều chi tiết kiến trúc châu Âu từ thời trung cổ…
TPO - Theo KTS Trần Huy Ánh, phương án kiến trúc cầu còn quá nhiều "hạt sạn", bên cạnh đó gọi tên “xứ Đông Dương” - danh xưng này chưa từng xuất hiện trong khoa học lịch sử nghệ thuật kiến trúc Việt Nam
TP - Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Bộ NN&PTNT nhất trí với nhiều nội dung của quy hoạch, nhưng cắt bỏ một số đề xuất của thành phố về cao trình 2 tuyến đường ven sông, không nhất trí giữ lại hai khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề…
TPO - Sau gần 30 năm chờ đợi, thành phố Hà Nội đã hoàn thành dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị hai bên sông Hồng. Đây được xem là mốc lịch sử quan trọng để Thủ đô hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông Hồng".
TPO - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP Hà Nội và các cơ quan liên quan xử lý tình trạng chiếm đất ven sông Hồng.
TPO - Thủ tướng yêu cầu điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 gắn với Vùng Thủ đô để phát triển đô thị vệ tinh hấp dẫn, trong đó, lấy trục không gian xanh sông Hồng làm trung tâm phát triển.
TPO - Chủ tịch UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) cho rằng, giá đất trên địa bàn thời gian qua tăng “nóng” một phần do khung giá đất điều chỉnh tăng, thông tin về đồ án quy hoạch sông Hồng..., bên cạnh đó là do có nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến sự phát triển của Đông Anh.
TPO - Liên quan Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Thành uỷ Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng quy hoạch để có các hành vi vi phạm để trục lợi chính sách về đất đai, đầu cơ đất đai, xây dựng các công trình trái phép, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
TP - Nói về quy hoạch mới công bố, đại diện UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, quy hoạch phân khu 4 quận nội đô là cơ sở pháp lý để cụ thể hóa những quy hoạch chi tiết.
TPO - Theo lãnh đạo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, hiện tượng rao bán đất không phù hợp với quy định pháp luật như: đất rừng, đất ruộng, vườn… xuất hiện thường xuyên trên thị trường.
TPO - Dự thảo đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đề xuất 5 bãi sông với khoảng 1.590ha (gồm: Thượng Cát - Liên Mạc, Hoàng Mai - Thanh Trì, Chu Phan - Tráng Việt, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức) được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ 5%. Riêng bãi Tàm Xá - Xuân Canh (khoảng 408ha) được phép xây dựng với tỷ lệ 15%.
TP - Ngày 11/3, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tổ chức Hội nghị lần thứ ba. Bên lề hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, quy hoạch hai bên sông Hồng phải đảm bảo về cảnh quan, không chất tải công trình hai bên sông.
TPO - "Quan điểm bây giờ là bất khả xâm phạm bờ đê sông Hồng. Đường hai bên đê được được coi như một đập tràn, hai đường chạy song song. Nếu xác suất 500 năm nước lũ vượt quá bờ đê, thì nó chỉ tràn vào khu quy hoạch, không ảnh hưởng gì đến thành phố", Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ nêu.
TPO - "Đồ án lần này được các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch mà Thành ủy Hà Nội tham vấn nhận định là tốt nhất từ trước đến nay và quan trọng là đủ điều kiện để được phê duyệt, thông qua", Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ nói.