Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của ngân sách nhà nước

Quy định mới về sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi của ngân sách nhà nước
Từ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn cũng như việc ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2017 quy định việc vay ngân quỹ nhà nước (NQNN) của NSNN đòi hỏi phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi cho NSNN.

Từ thực tế trên, ngày 13/04/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 23/2020/TT-BTC quy định tạm ứng, vay NQNN của NSNN (Thông tư 23) có hiệu lực từ ngày 01/06/2020.

NQNN được hình thành từ quỹ ngân sách các cấp và tiền gửi của các quỹ tài chính nhà nước, đơn vị, tổ chức kinh tế tại KBNN được quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống KBNN. Bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm của NQNN là đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN và các đơn vị giao dịch tại KBNN; NQNN còn góp phần hỗ trợ NSNN thông qua hoạt động tạm ứng cho ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh. Theo quy định tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05/04/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý NQNN, NQNN tạm thời nhàn rỗi được ưu tiên sử dụng để tạm ứng cho ngân sách trung ương, tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh

Thông tư 23 thay thế Thông tư số 30/2017/TT-BTC ngày 18/04/2017 của Bộ Tài chính quy định về tạm ứng NQNN cho NSNN (Thông tư 30)); Thông tư số 06/2018/TT-BTC ngày 24/01/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30(Thông tư 06) và Thông tư số 12/2019/TT-BTC ngày 13/03/2019 của Bộ Tài chính quy định chi phí sử dụng NQNN của NSNN (Thông tư 12).

Một trong những thay đổi lớn nhất của Thông tư  23/2020/TT-BTC so với các thông tư quy định về tạm ứng NQNN trước đó của Bộ Tài chính là việc quy định đồng thời hai hình thức “tạm ứng” và “vay” NQNN của NSNN. Trong đó, ngân sách trung ương được tạm ứng NQNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương, vay NQNN để bù đắp bội chi và trả nợ gốc các khoản vay của ngân sách trung ương phù hợp với quy định tại Luật NSNN năm 2015 và Luật Quản lý nợ công năm 2017; ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng NQNN để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh. Quy định việc ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng NQNN để xử lý thiếu hụt tạm thời đã nới rộng phạm vi sử dụng vốn tạm ứng NQNN hơn so với quy định tại Thông tư 30 và Thông tư 06, chỉ cho phép ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng NQNN để thực hiện các dự án đầu tư; đồng thời, nhằm đảm bảo quản lý NQNN an toàn, hiệu quả, phù hợp với tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn NQNN.

Về thủ tục tạm ứng NQNN, đặc biệt là thủ tục tạm ứng NQNN cho ngân sách cấp tỉnh, hồ sơ đơn giản, rút gọn hơn so với quy định tại Thông tư 30 và Thông tư 06. Theo đó, khi phát sinh nhu cầu tạm ứng NQNN, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi Bộ Tài chính (KBNN) gồm: Văn bản đề nghị tạm ứng NQNN, văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng NQNN. Đồng thời, Thông tư 23 cũng đã quy định cụ thể thời hạn KBNN xử lý hồ sơ đề nghị tạm ứng NQNN của ngân sách cấp tỉnh là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng hợp lệ, giúp ngân sách cấp tỉnh chủ động hơn trong việc xác định thời gian lập hồ sơ tạm ứng phù hợp với thời điểm cần sử dụng vốn tạm ứng NQNN.

Thông tư 23 còn tiếp tục kế thừa quy định tại Thông tư 30 và Thông tư 06 về hình thức phê duyệt tạm ứng NQNN cho NSNN là Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Riêng đối với các khoản cho ngân sách trung ương vay NQNN được thực hiện dưới hình thức hợp đồng cho vay NQNN trên cơ sở văn bản phê duyệt cho ngân sách trung ương vay NQNN của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phù hợp với quy định về hình thức vay NQNN của Chính phủ quy định tại Điều 30 Luật Quản lý nợ công năm 2017.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo các khoản NQNN được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và tăng cường trách nhiệm của NSNN trong việc hoàn trả khoản tạm ứng, vay NQNN, Thông tư 23 quy định trước ngày đến hạn hoàn trả (10 ngày làm việc đối với các khoản tạm ứng NQNN, 30 ngày làm việc đối với các khoản vay NQNN), KBNN có văn bản gửi các đối tượng sử dụng vốn tạm ứng, vay NQNN thông báo về việc hoàn trả khoản tạm ứng, vay NQNN. Riêng đối với ngân sách cấp tỉnh, chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn hoàn trả mà khoản tạm ứng NQNN chưa được hoàn trả đầy đủ (trước đây là 01 tháng), KBNN cấp tỉnh được chủ động thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh để thu hồi khoản tạm ứng NQNN và chi phí sử dụng NQNN (trong hạn và quá hạn) mà không cần phải chờ công văn thông báo của Bộ Tài chính gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như đã quy định tại Thông tư 30 và Thông tư 06. Mặt khác, thời hạn rút vốn tạm ứng NQNN cũng được sửa đổi từ “chậm nhất ngày 31/12 của năm phát sinh khoản tạm ứng NQNN” theo quy định tại Thông tư 30 thành “chậm nhất ngày 20/12 của năm phát sinh khoản tạm ứng NQNN” để đảm bảo khoản tạm ứng NQNN được hoàn trả đầy đủ trong năm ngân sách. Các quy định này cho thấy sự quyết liệt hơn trong việc theo dõi, đôn đốc, đảm bảo các khoản NQNN được thu hồi đầy đủ, đúng hạn và xử lý khoản sử dụng NQNN quá hạn hoàn trả.

Thông tư 23 thay thế Thông tư 12, các nội dung quy định về chi phí sử dụng NQNN của NSNN tại Thông tư 12 cũng đã được đưa vào Thông tư 23 nhằm tránh việc phải tham chiếu nhiều văn bản trong quá trình thực hiện.

Những điểm mới trong quy định về tạm ứng, vay NQNN của NSNN tại Thông tư 23, trong đó có việc đơn giản hóa thủ tục tạm ứng NQNN cho ngân sách cấp tỉnh; bổ sung quy định ngân sách trung ương được vay NQNN để bù đắp bội chi, trả nợ gốc, phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017; quyết liệt trong thực hiện các biện pháp đảm bảo thu hồi đầy đủ các khoản sử dụng NQNN của NSNN... đã giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý NQNN; đồng thời, cho thấy việc theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện một văn bản pháp quy được ban hành, phát hiện vướng mắc, bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế là vô cùng quan trọng; giúp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

MỚI - NÓNG
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
Xe BMW vượt ẩu, húc văng xe máy xuống mương
TPO - Ngày 11/12, một đoạn video được lan truyền trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc BMW lấn làn, vượt ẩu trên đèo Dran, tỉnh Lâm Đồng húc văng xe máy xuống mương nước. Sự việc này đã khiến nhiều người bày tỏ bức xúc.
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
Cần Thơ: Chưa rõ thời điểm tái khởi động dự án bệnh viện nghìn tỷ 'đắp chiếu'
TPO - "Sau khi xác định được nguồn vốn, Sở Y tế sẽ trình UBND thành phố để điều chỉnh chủ trương. Nếu hoàn thành các thủ tục, được cấp nguồn vốn, chúng tôi sẽ triển khai dự án trong thời gian sớm nhất”, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ trả lời chất vấn của các đại biểu về dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ- vốn dừng thi công và "đắp chiếu" từ năm 2022 tới nay.