Quý bà Hà Nội 'căng phồng vòng 3' với hơn 2,5 lít dịch mủ vì bơm silicon

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Sau khi bơm silicon lỏng 1 ngày, vào vùng “vòng 3” tại một cơ sở thẩm mỹ, chị H. thấy “vòng 3” của mình có hiện tượng căng cứng, khó chịu, loét. Bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám và điều trị.

Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân N.N.H (45 tuổi) tiêm dung dịch lỏng đựng trong chai thủy tinh không rõ nhãn mác (khả năng là silicone lỏng) tại một cơ sở thẩm mỹ và bị hoại tử vùng "vòng 3" rất nặng, phải nhập viện điều trị sau khi bơm silicon.

Sau khi bơm silicon lỏng 1 ngày, vào vùng “vòng 3” tại một cơ sở thẩm mỹ, chị H. thấy “vòng 3” của mình có hiện tượng căng cứng, khó chịu, loét. Bệnh nhân đã tìm đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để khám và điều trị.

"Tại Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình,các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hoại tử diện rộng da, mô mỡ vùng tiêm, viêm lan toả bẹn đùi, bệnh nhân được mổ nạo vét ra khoảng 2500cc tổ chức hoại tử và dịch mủ. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là "vòng 3" của bệnh nhân sẽ bị biến dạng"- PGS. TS Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình cho biết.

Hiểm hoạ nguy hiểm của silicon lỏng với cơ thể

Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ cho biết, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chất làm đầy khác nhau, trong đó chỉ một số ít chất làm đầy lưu hành trên thị trường được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Trong khi đó, có một số thẩm mỹ viện có thể chạy theo lợi nhuận nên dùng chất làm đầy bị cấm. Trong đó, silicon lỏng là chất làm đầy rẻ tiền hay được sử dụng nhiều nhất.

Silicon là một chất cao phân tử có nhiều ứng dụng trong đời sống hiện nay, trong đó silicon lỏng thường được gọi là mỡ nhân tạo, trước đây thường được dùng để bơm đầy các khoảng khuyết dưới da, và cũng dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Hàng triệu người trên thế giới đã bơm silicon lỏng để tân trang sắc đẹp. Nhưng từ năm 1965, người ta đã bắt đầu đã nhận ra những biến chứng nguy hiểm của việc bơm silicon lỏng vào cơ thể người, đặc trưng là sự xuất hiện của các u hạt. Cũng thời gian này có những báo cáo nghi ngờ về sự xuất hiện các bệnh tự miễn và nhiều biến chứng khác trên những phụ nữ Nhật đã sử dụng tiêm trực tiếp vào ngực.

Năm 1991 Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) liệt silicon lỏng vào danh sách cấm sử dụng. Năm 1995, Bộ Y tế Việt Nam đã cấm tiêm silicon trực tiếp vào các bộ phận của cơ thể. Nhưng hiện nay vẫn có tình trạng một số cơ sở làm đẹp “chui” sử dụng silicon công nghiệp - chất tuyệt đối không được sử dụng trên người thành chất làm đầy.

"Khi dùng silicon lỏng tiêm vào cơ thể dễ gây ra biến chứng tắc mạch. Khi bị tắc mạch, máu sẽ không thể đủ để nuôi dưỡng bộ phận được tiêm vào như mắt, môi, mũi dễ gây ra hoại tử những bộ phận đó, nguy hại nhất là có thể gây tử vong cho người sử dụng”- PGS.TS Vũ Ngọc Lâm nói.

Do đó, PGS.TS Vũ Ngọc Lâm khuyến cáo, khi đi làm đẹp, chị em cần phải tỉnh táo, đừng bao giờ ham rẻ tiêm chất làm đầy mà mình không biết là chất gì, không nghe theo lời rủ của bạn bè người thân tới các cơ sở làm đẹp không có uy tín để làm đẹp. Nếu muốn tiêm chất làm đầy để làm đẹp, nên chọn các bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ để thực hiện. Vì người tiêm chất làm đầy phải là các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có đào tạo về chuyên môn, có chứng chỉ chuyên môn và cơ sở thẩm mỹ có giấy phép hành nghề mới có thể thực hiện được

Trước khi tiêm chất làm đầy được phép, người đi làm đẹp cần chú ý tới thành phần ghi trên vỏ sản phẩm. Cụ thể là thành phần HA (Acid Hyaluronic hữu cơ), khi thấy thành phần có silicon tuyệt đối không nên dùng. Ngoài ra, cần đọc rõ thông tin về nhà sản xuất, hạn sử dụng để đảm bảo sản phẩm được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.