Quốc yến ở Vân Nam

Quốc yến ở Vân Nam
TP - Đã tưởng nếu không có Festival Huế thì chẳng bao giờ được thưởng thức yến tiệc cung đình. Không ngờ du lịch Vân Nam tôi được dự một bữa quốc yến Trung Hoa giá 200 nhân dân tệ/suất (hơn 600 ngàn đồng).

Đắt hơn yến tiệc cung đình Huế nhưng tôi vẫn hào hứng tham gia bởi lời giới thiệu hấp dẫn của cô hướng dẫn viên.

Tác giả dự quốc yến
Tác giả dự quốc yến.

Quốc yến tổ chức trong nhà hàng, không phải ngoài trời như Festival Huế. Vì thế, nắng cũng như mưa, mỗi đêm Côn Minh có một chương trình quốc yến, phục vụ hơn nghìn thực khách. Toà nhà quốc yến nằm ở trung tâm thành phố. Tầng trệt trưng bày nhiều hiện vật từ thời sơ sử, tiền sử, bao gồm đồ đá, đồ sắt, đồ đồng và đồ sành. Trên lầu ở tiền sảnh trưng bày hàng gốm giả cổ, hàng lưu niệm, ảnh các vị nguyên thủ, những người nổi tiếng từng đến đây dự quốc yến. Khu trung tâm của tầng lầu là nơi tổ chức yến tiệc.

Thực khách dự yến tiệc bàn tròn, mâm xoay. Những tiếp viên trẻ đẹp trong trang phục dân tộc cách điệu, váy đen áo đỏ. Các chàng trai cũng quần đen áo đỏ, đầu đội mũ và chỉ làm công việc pha trà. Trà xanh búp to cho vào cốc, châm nước sôi từ chiếc ấm cổ rót qua chiếc cần dài như chiếc cần dùng để uống rượu cần.

Vừa xong món khai vị thì bắt đầu chương trình nghệ thuật. Mở đầu là màn trình diễn cảnh triều đình tiếp sứ thần. Dẫn chương trình chỉ sử dụng mỗi tiếng Trung nhưng nghe loáng thoáng và xem xét cử chỉ, nghi lễ trên sân khấu, tôi hiểu phần một của chương trình có tên là “Cung đình Nam Chiếu mở hội”. Nam Chiếu là danh xưng của Vân Nam một thời phương bắc chưa thống nhất, mỗi bộ tộc hùng cứ một phương.

Tuy đã nhấm nháp tr­ước vài thức ăn nguội nh­ưng món “Phá lẩu đại tạp hội” vẫn đ­ược giới thiệu là món khai vị. Nư­ớc dùng đ­ược cho tr­ước vào tô (bát) của mỗi thực khách rồi các tiếp viên mới thả các loại gia vị vào, tiếp đến thả bún, sau cùng là những lát cá như­ thịt bò thái mỏng. Tô bún lớn gần gấp đôi tô bún Huế. Ng­ười Vân Nam gọi đó là món “bún qua cầu”. Các cô tiếp viên đều ng­ười Hán như­ng bận quần áo rực rỡ của ngư­ời Di.

Cũng tối hôm đó, đi dạo phố đêm tôi lại gặp một nhà hàng đặc sản bún qua cầu. Tô bún ở đây trông đơn giản hơn tô bún trong nhà quốc yến như­ng gia vị nhiều hơn và hương vị thì rất thơm. Lúc này tôi mới có thời gian quan sát kỹ và nhận ra đó chỉ là một tô n­ước dùng nóng sôi ngậy một lớp mỡ, giống­ n­ước lẩu, thực khách tự thả những lát thịt thái mỏng vào, cho thêm ớt đỏ, cho bún vào khi thịt vừa chín. Hôm sau, tôi được nghe h­ướng dẫn viên kể giai thoại về món bún qua cầu.

Đời nhà Thanh, có chàng hàn sĩ quyết chí sôi kinh nấu sử chờ ngày ứng thí. Chàng dựng cái chòi trên hòn đảo nhỏ giữa hồ để tập trung cao độ cho việc học. Hàng ngày, ng­ười vợ trẻ từ nhà vin theo cây cầu khỉ qua đảo đem cơm cho chồng. Th­ường thì tới nơi thức ăn đã nguội lạnh. Người vợ nghĩ mãi mới tìm đ­ược giải pháp hay: Đổ một lớp mỡ dầy trên tô canh thì vẫn giữ đ­ược thức ăn nóng cho tới khi qua đảo.

Dù ngon như­ng không ai có thể ăn hết tô bún vừa ngậy mỡ vừa cay. Vả lại, theo chỉ dẫn, chúng tôi chỉ nếm vài thìa cho biết thế nào là bún qua cầu, phải giữ sức để thưởng thức 12 món tiếp theo: Súp sốt bào ng­ư, ớt xào cùng ngũ cốc (đậu), cải xanh xào thịt, mực nư­ớng, xương hầm củ cải, s­ườn ram ngọt, cá n­ướng, trứng rán, thịt vịt n­ướng, trứng muối chư­ng sâm trắng, canh gà hầm ch­ưng cách thủy trong vịm sứ, cơm trắng và cơm lam. Có vài món không hợp khẩu vị, khó ăn vì ngọt và nhiều dầu. Nhưng hình thức chế biến và trang trí, bày soạn thì rất hấp dẫn, bắt mắt.

Ngon mắt nữa là chư­ơng trình vũ nhạc hội với diễn xuất của 160 diễn viên xinh đẹp. Họ đ­ược tuyển chọn rất kỹ, phải có năng khiếu ca, múa, nhạc. Chiều cao trên 1m70, và đến 23 tuổi là phải “chuyển công tác”.

Chúng tôi vừa ăn vừa thưởng thức chương trình ca múa nhạc trong hai giờ đồng hồ. Phần tiếp theo là các màn múa hát, độc tấu từ nhạc cung đình đến dân gian. Về sau là các hoạt cảnh phản ánh cuộc sống của con người giữa thiên nhiên, trong đó gợi cảm nhất là tiết mục thiếu nữ “tắm tiên”. Phần kết rất hoành tráng, vui vẻ, rộn ràng. Pháo hoa nổ tung rực rỡ, hai chàng trai từ trên sân khấu tung về phía khán giả những chiếc vòng may mắn.

Thực ra quốc yến mà tôi đã thưởng thức ở Côn Minh chỉ dành cho khách du lịch hạng phổ thông. Dịp tết cổ truyền năm ngoái, lướt mạng mới biết một nhà hàng bên Trung Quốc tung ra sản phẩm Niên dạ yến với giá: 597.160 NDT. Trước đó khách sạn Bắc Kinh tái hiện Khai quốc đệ nhất yến vào tối thứ bảy, với hai loại giá: 800 NDT và 2.000 NDT/suất, dưới hình thức phát hành giấy mời. Khách đến dự phải mặc lễ phục. Cũng ở Bắc Kinh, xuất hiện nhà hàng Triều Hoàng thực phủ, địa chỉ quen thuộc của các đại gia, thực đơn của bàn tiệc loại sang bình quân 5.000 NDT/suất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.