Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm 6 chương, quy định cụ thể về quy trình lập, thẩm định, phê duyệt, triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình và vấn đề hợp đồng, năng lực trách nhiệm của các bên liên quan trong dự án.

Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và theo nguồn vốn đầu tư.

Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Ngoài ra, Nhà nước còn quản lý tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư.

Đối với các dự án sử dụng vốn khác, bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án.

Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau, các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm lớn nhất trong tổng mức đầu tư.

MỚI - NÓNG