Quán lẩu chay của chàng sinh viên khoa Văn

0:00 / 0:00
0:00
Quán lẩu chay của chàng sinh viên khoa Văn
SVVN - Trần Lê Thanh Trí (năm thứ nhất, khoa Văn học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) cùng người bạn của mình đang từng bước hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp, với kế hoạch bước đầu làm ông chủ quán "Lẩu chay 1998".

Hai chàng trai cùng chí hướng

Trần Lê Thanh Trí (19 tuổi) đến từ Lâm Đồng, còn Trịnh Thành Đạt (23 tuổi) đến từ Phú Yên, cả hai đều có chung chí hướng, đam mê khởi nghiệp và mong muốn thử sức mình ở lĩnh vực kinh doanh. Thanh Trí tâm sự: “Mình với anh Đạt cùng hoạt động chung CLB Công tác Xã hội với nhau và trong một lần đi tình nguyện chúng mình đã từng nói chuyện hợp ý và có rất nhiều điểm chung. Thế là chúng mình quyết định mở quán cùng nhau”.
Quán lẩu chay 1998 nằm trong khu đô thị Làng đại học Thủ Đức, đối diện Nhà Văn hóa Sinh viên ĐHQG TP. HCM. Không gian quán nhỏ nhưng được bày trí phong cách, bắt mắt. Vì món chay là món yêu thích của nhiều bạn sinh viên nên quán của Đạt và Trí ngay từ khi mở ra đã thu hút đông thực khách trẻ tìm đến.

Quán lẩu chay của chàng sinh viên khoa Văn ảnh 1

Sau giờ học, Trí và Đạt chăm chút cho góc quán của mình.

Tuy mới là sinh viên năm nhất nhưng Thanh Trí đã luôn ấp ủ cho mình nhiều ý tưởng khởi nghiệp. Kinh doanh là lĩnh vực mà Trí muốn thử thách riêng cho bản thân. Trí bộc bạch: “Mình vẫn đang loay hoay tìm những điều mà mình mong muốn. Chính vì thế mà mình muốn làm thử một cái nào đó, mà sau này bắt đầu thì hơi muộn nên mình bắt đầu lên ý tưởng và làm luôn. Khi bắt đầu kinh doanh, thì tiền vốn mở quán do mình tích góp và mượn một phần từ gia đình. Nhưng việc mượn từ gia đình đó cũng là động lực để mình cố gắng hơn”.

Trước khi thực hiện ý tưởng kinh doanh lẩu chay, Trí và Đạt mất không ít thời gian suy nghĩ. “Lần đầu mở quán nên chúng mình còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian mở quán cũng gấp rút, chỉ có khoảng hai tuần để chuẩn bị khai trương nên mọi thứ vẫn chưa hoàn hảo lắm”, Trí nhớ lại những ngày đầu còn nhiều khó khăn.

Chia sẻ về ý tưởng đặt tên quán, Trí hóm hỉnh cho biết: “Mình đặt tên quán là 1998 vì đây là cái tên có ý nghĩa đặc biệt, tạo sự thú vị và muốn mọi người ghi dấu ấn về quán của mình. 1998 là cái tên mang linh hồn chính và đây còn là năm sinh của "ông chủ" đứng đằng sau những món lẩu của quán nữa”.

Quán lẩu chay của chàng sinh viên khoa Văn ảnh 2

Nguyên liệu của quán được Trí và Đạt tuyển chọn kỹ càng.

Trí vẫn luôn cân bằng được việc học và việc phụ bán quán. Đối với Trí, học tập là quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu. Trí luôn nỗ lực bằng khả năng học hỏi của chính bản thân. Trí cho hay: “Mình hy vọng mọi người sẽ ủng hộ quán thật nhiều và khi ổn định được quán, tụi mình sẽ còn làm thêm nhiều món chay ngon để mọi người thưởng thức”.

Bếp trưởng 9X đầy tâm huyết

Hiện tại, bếp trưởng của quán là Thành Đạt 0 một sinh viên năm thứ hai. Trước khi mở quán, Thành Đạt đã từng kiếm tiền trang trải cho cuộc sống bằng việc kinh doanh đồ ăn, đồ uống như: Trà tắc, cơm cuộn, kim chi... và cũng được rất nhiều bạn bè ủng hộ. “Mình cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã được tiếp tục với đam mê nấu ăn của mình. Mình hy vọng những món ăn của mình làm ra sẽ được mọi người yêu thích”, Đạt chia sẻ.

Nguyên liệu món lẩu chay tươi ngon được hai chàng trai dậy sớm hằng ngày ra chợ đầu mối lựa chọn và luôn đảm bảo về chất lượng cho khách thưởng thức. Mỗi phần lẩu chay chỉ có giá là 35.000 đồng phù hợp với giá tiền cho các bạn sinh viên có thể hưởng thức.

Quán lẩu chay của chàng sinh viên khoa Văn ảnh 3

Menu thú vị của quán Lẩu chay 1998.

Đỗ Việt Phong (năm thứ hai, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM, một thực khách của quán ăn) nhận xét: “Mình rất thích ăn lẩu chay. Nước lẩu Thái chay ở đây rất ngon, sữa đậu nành nguyên chất uống rất mát. Mình ấn tượng chủ quán lẩu là hai bạn sinh viên còn rất trẻ và thân thiện".

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.