Quân đội Ukraine bị tố giết dân thường

Nhà dân ở Donetsk bị phá hủy trong một trận pháo kích. Ảnh: Getty Images
Nhà dân ở Donetsk bị phá hủy trong một trận pháo kích. Ảnh: Getty Images
TP - Trong khi quân chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai vẫn giao tranh dữ dội ở miền đông nước này, tổ chức nhân quyền HRW tố cáo quân đội Ukraine giết hại dân thường.

Báo Le Monde (Pháp) đưa tin, trái ngược với khẳng định của chính quyền Kiev, thực tế chiến trường ác liệt hé lộ rằng, quân đội Ukraine phải chịu trách nhiệm về hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa vào Donetsk, gây thương vong cho dân thường. 


Theo báo cáo của HRW, việc sử dụng hệ thống rốc-két Grad phóng hàng loạt để tấn công các thành phố đã vi phạm luật pháp quốc tế và có thể bị coi là “tội ác chiến tranh”. Theo HRW, loại vũ khí hủy diệt diện rộng này không có khả năng tấn công chính xác một mục tiêu cụ thể, nhưng liên tục được quân đội Ukraine sử dụng một cách bừa bãi, gây thương vong lớn cho dân thường. HRW ghi nhận cả quân chính phủ và lực lượng ly khai đều sở hữu hệ thống Grad.

Các điều tra viên của HRW nói rằng, họ đã khảo sát kỹ lưỡng 4 trong số các vụ tấn công Donetsk kể từ ngày 12/7, trong đó 16 dân thường đã bị giết hại. Qua phân tích hiện trường, những câu chuyện về nạn nhân và các nhân chứng, HRW có thể kết luận chính xác phương hướng và địa điểm các vụ phóng rốc-két Grad. Mọi yếu tố đều chỉ ra rằng, ít nhất tại 4 khu vực xung đột được HRW phân tích tại Donetsk, quân chính phủ Ukraine đã bắn rốc-két giết hại thường dân. 

Hãng tin Ria-Novosti (Nga) dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga Konstantin Dolgov nói Nga có bằng chứng về việc Kiev dùng bom cháy chống dân thường và yêu cầu chính quyền Ukraine ngừng ngay chiến dịch quân sự ở miền đông.

Ngày 26/7, ông Oleh Babayev, thị trưởng thành phố Kremenchuk ở miền trung Ukraine, bị các tay súng lạ mặt bắn chết khi đang ngồi trong ô tô. Thị trưởng thành phố Lviv ở miền tây Ukraine, ông Andriy Sadoviy, may mắn thoát chết khi nhà ông này bị tấn công bằng súng phóng lựu. Hai vị thị trưởng này đều thân phương Tây, ủng hộ phong trào lật đổ ông Viktor Yanukovych lúc ông này là Tổng thống Ukraine. Lviv và Kremenchuk đều cách xa vùng chiến sự ở miền đông Ukraine. 

Ngày 27/7, RT (Nga) dẫn lời người phát ngôn đơn vị tuần tra tại khu vực Rostov (thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga) Vasily Malaev nói với Itar-Tass rằng, có ít nhất 41 binh sĩ Ukraine đào ngũ, bỏ sang Nga với lý do không muốn chiến đấu chống lại người dân của mình. Một bệnh viện Nga gần biên giới Ukraine đang chữa trị cho một số binh sĩ Ukraine bị thương. Một số binh sĩ nói rằng, họ miễn cưỡng chiến đấu chống lại lực lượng ly khai. Một số khác nghi ngờ mục đích chiến dịch quân sự chống lực lượng ly khai của chính quyền Kiev. Họ nói không biết rõ kẻ thù của mình là ai.

Nga nổi giận

Trong khi đó, Nga nổi giận trước các lệnh trừng phạt mới do Liên minh châu Âu (EU) áp đặt sau vụ chuyến bay MH17 của Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine. EU không cấp thị thực vào EU và phong tỏa tài sản của 15 quan chức Nga, gồm nhiều quan chức cấp cao trong ngành an ninh. Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích EU “đã hoàn toàn quay lưng lại với những hợp tác của Nga trong các vấn đề an ninh quốc tế và khu vực, bao gồm cuộc chiến chống lại việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức”.   

Nga cũng cáo buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng Ukraine, vì đã ủng hộ, đồng thời gây sức ép để chính quyền Kiev đàn áp cộng đồng người nói tiếng Nga ở miền đông. Itar-Tass dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, phía Mỹ mới đây gián tiếp thừa nhận Ukraine có triển khai tên lửa phòng không tại khu vực MH17 rơi. Trước đó, Mỹ khẳng định, tại khu vực máy bay rơi không có hệ thống phòng không nào của Ukraine.

Người ta đang tranh luận phương Tây sẽ giúp đỡ Ukraine thế nào để tránh chọc giận Nga. Chính quyền Mỹ đã cung cấp khoản viện trợ 33 triệu USD cho Ukraine, bao gồm trang thiết bị phi sát thương.

Tờ New York Times hôm qua đưa tin, Lầu Năm Góc và cơ quan tình báo Mỹ đang xây dựng một kế hoạch có thể giúp chính quyền Mỹ cung cấp thông tin định vị các hệ thống tên lửa đất đối không của phe ly khai ở miền đông Ukraine. Việc này sẽ hỗ trợ chính quyền Kiev phá hủy chúng, một quan chức Mỹ cho biết. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa được Nhà Trắng thảo luận. Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chủ trương hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, một bước đi có thể kéo Mỹ lún sâu vào cuộc khủng hoảng.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.