Quan chức sai phạm, họ đã toan tính những gì để đến nỗi bị kỷ luật?

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Ảnh: VietnamFinance
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Ảnh: VietnamFinance
Lại một thông báo được phát đi từ UB Kiểm tra TƯ, với nhiều cái tên cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số địa phương, bộ ngành và nguyên lãnh đạo Chính phủ bị kỷ luật. Liên quan đến những sai phạm của ông Vũ Văn Ninh là sai phạm của 4 vị Thứ trưởng của Bộ GTVT. 

Người dân khó hiểu vì sao, trên cương vị công tác đó, những cán bộ này lại vi phạm kỷ luật như vậy, khi chính họ hiểu rất rõ các qui định của pháp luật và những nguyên tắc trong sinh hoạt Đảng dành cho cán bộ chủ chốt. 

Cái tên đầu tiên được dư luận quan tâm là nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Ông Ninh bị UB Kiểm tra TƯ đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật vì những sai phạm thời ông làm Bộ trưởng Tài chính rồi Phó Thủ tướng khi quyết định chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các cảng Quy Nhơn, Quảng Ninh trái với kết luận của Bộ Chính trị.

Rồi trên cương vị Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Tài chính kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra vụ việc gây thiệt hại lớn tiền của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự trong vụ án kinh tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho công ty Cho thuê tài chính 2 (ALC 2) vay tiền.

Những vi phạm của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được cho là “rất nghiêm trọng”, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân ông. Mức kỷ luật cụ thể thế nào, phải chờ quyết định của Bộ Chính trị, nhưng chắc chắn sẽ không nhẹ đối với những sai phạm của một người từng là ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Liên quan đến những sai phạm của ông Vũ Văn Ninh là sai phạm của 4 vị Thứ trưởng của Bộ GTVT. Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, 2 Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật bị khiển trách cùng với ông Nguyễn Ngọc Huệ, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. UB Kiểm tra TƯ đã đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ GTVT nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nguyên Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường của Bộ này. 

Những sai phạm của Ban cán sự đảng Bộ GTVT được kết luận là “nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT, gây thất thoát lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành GTVT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật”.

Không chỉ lãnh đạo Bộ GTVT mà những người liên quan như các ông Phạm Viết Muôn, nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP; Trần Ngọc Thành, nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty ĐSVN cũng nhận án kỷ luật vì tiếp tay cho sai phạm.

Một tập thể lãnh đạo nữa bị kỷ luật Đảng trong dịp này là Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh Đồng Nai. Hai đời giám đốc công an tỉnh “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm”, đến các ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh này.

Nắm giữ một ngành rất quan trọng trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhà nước, thế nhưng họ đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc; trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, đất đai, tài chính, tài sản và công tác cán bộ; để nhiều cán bộ, chiến sĩ bị xử lý hình sự.

Cùng với đó, UB Kiểm tra TƯ cũng chỉ ra những sai phạm của một vị đại biểu Quốc hội 3 khóa liền - ông Hồ Văn Năm. Từng đứng đầu ngành Kiểm sát địa phương, giờ là ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai, Trưởng đoàn ĐBQH Đồng Nai, ủy viên UB Tư pháp của Quốc hội nhưng ông cũng “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, dẫn đến sai phạm trong việc giải quyết một số vụ án hình sự”.

Một nguyên Phó Thủ tướng, 4 ông vừa “nguyên” vừa “hiện” ngồi ghế Thứ trưởng; rồi những cán bộ chủ chốt của các cơ quan bảo vệ pháp luật của một tỉnh, hơn ai hết, họ rất hiểu những nguyên tắc cơ bản trong sinh hoạt Đảng khi lãnh đạo, chỉ đạo công việc chuyên môn của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Thế mà hầu hết, họ đã vi phạm vào nguyên tắc đầu tiên: “ tập trung dân chủ”.

Chắc có lẽ, khó ai tin rằng đó là những sai phạm do vô ý, do hạn chế về trình độ, nhận thức! Còn vì lý do gì mà họ rủ nhau vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, bắt tay nhau cùng sai phạm pháp luật, dẫn đến những thiệt hại to lớn về tài sản cho nhà nước, danh dự của tổ chức đảng và cá nhân mình thì chỉ có họ mới biết. Chỉ có điều người dân không biết là khi quyết định làm sai có lề có lối như vậy, những cán bộ chủ chốt này đã đặt uy tín của Đảng ở đâu, giữa những toan tính thiệt hơn của mình! 

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.