Quán bia vây kín bờ hồ

Quán bia lấn xuống lòng hồ Rùa (Phương Liệt, Thanh Xuân) ngày 20/7
Quán bia lấn xuống lòng hồ Rùa (Phương Liệt, Thanh Xuân) ngày 20/7
TP - Hà Nội chi hàng trăm tỷ đồng cải tạo hồ, tạo cảnh quan nhưng lập tức bị chiếm dụng thành điểm kinh doanh buôn bán, nhiều nhất là quán bia.

Tắt nắng chiều, khu vực hồ Rùa (nằm trên phố Nguyễn Lân, thuộc phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) tấp nập như một khu chợ ẩm thực. Hầu hết vỉa hè bám sát hồ và trước các nhà dân kê bàn ghế bán bia, để xe máy. Tiếng khách gọi bia, tiếng sắp mâm, kê bàn ghế ầm ĩ.

Sát mép nước là đường đi dạo quanh hồ, rộng khoảng 2 mét, có đoạn giao nhau rộng đến 5 mét dành cho người đi bộ cũng bị các quán chiếm dụng, kê bàn ghế bịt kín lối đi. Mỗi quán xếp bàn ghế trải dài hàng trăm mét. Nhìn từ xa, khu vực lòng hồ trở nên nổi bật với màu xanh ngắt của bàn ghế và không khí rộn ràng như lễ hội. Tính ra, có hàng nghìn mét vuông vỉa hè, đường quanh hồ Rùa hoàn toàn bị chiếm dụng sử dụng trái phép. Các nhà hàng lẩu nướng, bia hơi mỗi ngày có thể tiếp đến cả ngàn thực khách. Trong đó, phải kể đến quán lớn, khá nổi tiếng như Dực Béo, Bia Hà Nội Xanh với hàng trăm bàn mỗi quán.

Để thu hút khách, các quán này đầu tư bày trí dàn đèn chiếu sáng trên cây, cột đèn bên vệ hồ với màu sắc sặc sỡ quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Các hàng quán tại đây hoạt động từ 17h-19h hàng ngày, kéo đến tận khuya, liên tục gây ùn tắc giao thông. Ô nhiễm tiếng ồn kéo dài từ chiều tối đến khuya.

“Chỉ có cách học tập các nước trên thế giới bố trí tập trung kinh doanh, hàng ăn vào từng khu (ở các quận), có biện pháp quản lý chặt, xử lý nước thải. Hoặc xây dựng phương án quản lý các hồ. Các hồ phải có chủ quản lý (là chính quyền hoặc xã hội hóa) quy trách nhiệm bảo vệ để hồ không bị lấn chiếm, ô nhiễm…”.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam


Hồ Rùa là một trong những hồ mới cải tạo tại Hà Nội điển hình bị chiếm dụng để kinh doanh, bán bia. Tình trạng này được Tiền Phong phản ánh vào giữa tháng 4/2020 (đỉnh dịch COVID-19). Ngoài hồ Rùa, các hồ khác như hồ Hoàng Cầu (thuộc quận Đống Đa và Ba Đình) cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Sau khi Tiền Phong phản ánh, chính quyền địa phương đã ra quân xử lý nhưng tình trạng chiếm dụng vẫn tái diễn. Thậm chí, trong công văn gửi báo Tiền Phong và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vào tháng 5/2020, ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân hứa sẽ “chỉ đạo công an quận và UBND phường Phương Liệt thường xuyên tuần tra, xử lý để không xảy ra tái lấn chiếm”.

Tuy nhiên, lời hứa đó nhanh chóng tan như bọt bia, các quán bia vẫn hoạt động ầm ĩ liên tục, hầu như không sót ngày nào bên bờ hồ Rùa.

“Có tiêu cực, phải xử lý trách nhiệm”

 TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, đô thị cho rằng, thành phố Hà Nội mất rất nhiều tiền để xây dựng, kè hồ để làm đẹp. Những hồ điều hòa này vừa chứa nước mưa, vừa tạo cảnh quan, là nơi đi bộ, tập thể dục… nhất là tạo không gian cho người cao tuổi. Ở các nước trên thế giới họ dành diện tích quanh hồ để trồng rất nhiều hoa, có cảnh quan đẹp, được coi là nơi văn minh. “Để hàng quán tràn ra là do chính quyền phường thiếu cương quyết, nhất là cơ quan công an. Chưa bàn đến chuyện có tiêu cực nhưng để xảy ra việc này là do chính quyền chưa làm hết trách nhiệm, không thực hiện việc giám sát, không coi nhiệm vụ bảo vệ môi trường hồ là điều quan trọng mà làm được chăng hay chớ” - TS Thủy nói.

Chứng kiến việc này hàng ngày PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam, kiêm Chủ tịch CLB Hồ Hà Nội cho biết, tình trạng lấn chiếm hồ để làm hàng quán, kinh doanh không phải hiếm. Quán bia, hàng rong bầy tràn lan bàn ghế làm cản trở giao thông, gây ô nhiễm mà còn làm méo mó hình ảnh hồ, gây phản cảm, làm nhếch nhác bộ mặt đô thị. Trong khi đó, việc các hộ kinh doanh lấn chiếm là tự phát, không đóng thuế, phí. Chính quyền đã có những lần dẹp nhưng như “bắt cóc bỏ đĩa” vì làm không triệt để.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.