Từ bài báo “Những quái chiêu của bác sĩ phòng mạch tư”:

'Quái chiêu' đã thành chuyện thường ngày?

'Quái chiêu' đã thành chuyện thường ngày?
TP - Báo Tiền phong số đã có bài viết phản ánh những việc làm phản y đức đang ngày càng nghiêm trọng trong hệ thống phòng mạch tư ở TPHCM.  Nhiều bạn đọc gửi thư đến tòa soạn để bày tỏ sự chia sẻ với bài viết này.

Qua kết quả kiểm tra đột xuất mà bài báo phản ánh, có thể thấy một tình trạng báo động rất lớn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y tế tư nhân.

Tôi thấy đối với lĩnh vực này các ngành chức năng, đặc biệt là thanh tra y tế cần thường xuyên mở các đợt thanh tra, quản lý chặt chẽ hơn các cơ sở hành nghề y tế tư nhân, có như vậy mới chấn chỉnh được tình trạng như báo đã nêu.

Bên cạnh đó các ngành chức năng cũng cần xây dựng những khung hình phạt xử lý nghiêm minh như: Cấm hành nghề vĩnh viễn đối với những cơ sở, cá nhân vị phạm, truy cứu trách nhiệm hình sự... bởi đây là lĩnh vực liên quan đến tính mạng con người.

Nếu không chấn chỉnh ngay công tác quản lý các cơ sở y tế hành nghề tư nhân thì tình trạng “giết người không dao” sẽ có điều kiện để tiếp tục phát triển và hậu quả là cả xã hội gánh chịu!

TangBaTuyen
(tbtuyenhg@gmail.com)

Cần giải pháp quyết liệt hơn nữa

Lâu nay, tôi thấy báo chí nhắc nhiều đến vấn đề này, nhưng dường như chưa đủ mức cần thiết để các ngành chức năng kịp thời có biện pháp can thiệp. Hay là vấn đề này đã thành “chuyện thường ngày” hiện nay?

Theo tôi, vấn đề báo Tiền phong nêu không chỉ tồn tại ở TPHCM, mà có lẽ còn ở nhiều phòng mạch BS tư khác trên toàn quốc. Ở Đăk Lăk cũng không là ngoại lệ, tất cả các phòng mạch BS tư đều kiêm luôn việc bán thuốc (và có thuốc chỉ là những viên trắng, xanh, đỏ, vàng, con nhộng... mà thôi!), có khác chăng là việc BS có kê toa kèm theo hay không.

Thuốc có còn để  trong vỉ, trong lọ, trong hộp như nguyên trạng của nhà sản xuất hay không mà thôi. Thiết nghĩ ngành y tế cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa, nhằm trả lại đúng tên gọi và thiên chức cho những người bác sĩ.

Phanbien
(
phanbien@yahoo.com)

Hậu quả khôn lường

Bác sỹ vừa khám bệnh vừa bán thuốc, còn dược sỹ thì cho thuê bằng. Cả hai vấn đề này đều bức xúc và gây nên những hậu quả khôn lường cho thế hệ mai sau, chỉ lấy một ví dụ cho điều này là việc sử dụng kháng sinh bừa bãi như hiện nay đã và đang gây nên tình trạng kháng kháng sinh trở nên rất phổ biến.

Đã đến lúc công luận cần lên tiếng gay gắt hơn, Bộ Y tế và các Sở Y tế phải có những biện pháp triệt để hơn để giải quyết hai vấn đề đã tồn tại không biết bao nhiêu năm nay. Xin cảm ơn tòa soạn.

Ths. Lê Quang Hùng
(doctorhung21@yahoo.com)

MỚI - NÓNG