Quả pao duyên tình

Quả pao duyên tình
TPO - Dân tộc Mông ở Tây bắc có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đánh tu lu, đẩy gậy, leo cây, đánh cầu lông gà... nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao. Quả pao gắn bó với người Mông từ trẻ thơ cho đến cuối đời và trở thành một niềm khắc khoải khôn nguôi trong tình yêu.

Quả pao được người Mông khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh. Theo quan niệm của người Mông, hạt lanh tượng trưng cho sự sinh sôi và phát triển. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao.

Trò chơi ném pao được diễn ra ở những khu đất rộng tương đối bằng phẳng, người chơi được chia làm hai bên nam – nữ. Khoảng cách hai đội cách nhau khoảng 5 – 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đội thắng quy định.

Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày Tết, các lễ hội truyền thống của người Mông như Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Lào Sồng, ngày mừng nhà mới hay Lễ cúng bản. Lên vùng cao Tây Bắc, bạn còn có thể bắt gặp những đôi nam thanh, nữ tú người Mông chơi ném pao trong ngày Tết Độc lập ở Mộc Châu (Sơn La), ở chợ tình Khâu Vai (Hà Giang), chợ tình Sa Pa (Lào Cai).

Xem thêm tại BÁO ẢNH VIỆT NAM

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.