Qua một đêm, gần 4.700 người phải cách ly, 527 ca mắc COVID-19 liên quan Đà Nẵng

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Bản tin cập nhật mới nhất sáng 22/8 từ Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 104.793 người đang cách ly theo dõi sức khỏe để phòng chống lây nhiễm COVID-19, tăng gần 4.700 người so với ngày hôm qua. Số ca mắc COVID-19 liên quan đến Đà Nẵng là 527 ca.

Theo Bộ Y tế, tính đến 9 giờ sáng 22/8, Việt Nam ghi nhận 1009 ca mắc COVID-19

Trong đó:

- Số ca điều trị khỏi: 545 ca.

- Số ca bệnh đang được điều trị: 439 ca.

Việt Nam có tổng cộng 342 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

+ Từ 18h ngày 20/8 – 6h sáng 21/8: ghi nhận 0 ca mắc mới.

Số người cách ly: 104.793 người

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 2.195 người

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 32.168 người

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 70.430 người

Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 342 ca

Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 527 ca

Tại Việt Nam, trong 24h qua ghi nhận 2 ca mắc mới, đều là những ca tại Đà Nẵng, những người này đều có liên hệ với các bệnh nhân COVID-19 trước đó.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong 24h giờ qua, có thêm 03 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh (BN459, BN676, BN989), đây là những người được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:đến thời điểm này có 545 bệnh nhân/1009 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh.

Tính đến sáng ngày 22/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 41 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 62 ca, số ca âm tính lần 3 là 35 ca.

Số ca tử vong: 25 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng...

Cả nước có 123 phòng xét nghiệm PCR, công suất tối đa hơn 46.000 mẫu/ngày

Để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm tăng sau thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng và một số địa phương, Bộ Y tế đã chỉ đạo và thực hiện tăng năng lực xét nghiệm cho toàn bộ ngành y tế.

Chỉ riêng trong giai đoạn chưa đầy 1 tháng từ 23/7/2020 đến 13h ngày 19/8/2020, hệ thống xét nghiệm của ngành y tế đã thực hiện xét nghiệm 390.490 mẫu (so với 426.718 mẫu được thực hiện từ khi dịch COVID-19 bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam cuối tháng 1/2020 đến 24/7/2020), chiếm 47.8% tổng số mẫu xét nghiệm từ đầu dịch.

Theo đó, trong tuần đầu tiên mỗi ngày xét nghiệm 5.500 mẫu. Tuần thứ 2 trung bình mỗi ngày xét nghiệm 15.500 mẫu, gấp 2,7 lần so với tuần thứ 1. Tuần thứ 3 mỗi ngày xét nghiệm gần 25 nghìn mẫu, gấp gần 4 lần so với tuần thứ 1 và gấp 1,6 lần so với tuần thứ 2.

Tính từ 25/7 đến nay, Đà Nẵng xét nghiệm nhiều mẫu nhất (khoảng 86 nghìn mẫu), tiếp theo là TP Hồ Chí Minh và Quảng Nam.

Nếu so sánh với các giai đoạn trước của dịch COVID-19 ở Việt Nam, có thể thấy công suất xét nghiệm được nâng lên rõ rệt. Trong giai đoạn từ 22/1/2020 tới 05/03/2020, xét nghiệm được 3094 mẫu, trung bình 70 mẫu/ngày.

Trong giai đoạn từ 06/03/2020 đến 22/4/2020, xét nghiệm được 182.109 mẫu, trung bình 3874 mẫu/ngày.

Trong giai đoạn từ 23/4/2020 tới 22/7/2020, xét nghiệm được 237.815 mẫu, trung bình 2631 mẫu/ngày.

Trong giai đoạn từ 23/7/2020 đến 13h ngày 19/8/2020 đã thực hiện 390.697 mẫu, trung bình 14.470 mẫu/ngày.

Hiện cả nước có 123 phòng xét nghiệm có khả năng xét nghiệm bằng phương pháp RealTime-PCR với công suất tối đa hơn 46 nghìn mẫu/ngày. Trong số trên có 71 phòng xét nghiệm khẳng định, công suất các phòng này là hơn 36 nghìn mẫu/ngày.

Bộ Y tế đã thành lập hệ thống hỗ trợ xét nghiệm tại 3 khu vực để giúp các địa phương nâng công suất xét nghiệm trong trường hợp cần thiết.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.