> 9 năm nằm liệt giường, vẫn thi đỗ 2 trường ĐH
> Thủ khoa nhà không số, phố không tên
> Chàng trai một chân thi đỗ 2 trường đại học
Niềm tự hào của mẹ
Nhà Nam nằm trong con ngõ nhỏ quận Tân Bình. Ra đón chúng tôi ngoài ngõ, Nam vui vẻ cho biết: “Hy vọng đây là căn nhà cuối cùng để mẹ con em an cư lạc nghiệp, không phải đi lại vất vả nữa”.
Thấy chúng tôi ngạc nhiên, bà Lê Thị Tư, mẹ Nam vội giải thích: bố Nam mất vì tai nạn giao thông vào năm 1995, từ khi Nam mới được 7 tuần trong bụng mẹ khiến cuộc sống của bà càng trở nên khó khăn.
Chồng mất, bà Tư quyết định rời TPHCM để trở về quê ngoại tại Nam Định sinh sống. Tuy nhiên, cuộc sống làng quê năm ấy vẫn khó khăn chồng chất nên một lần nữa bà Tư dứt áo bồng bế con lên Hà Nội khi cậu bé mới được một tuổi rưỡi.
Khi em gọi điện thông báo cho mẹ là em đỗ thủ khoa Đại học Bách khoa TPHCM rồi, mẹ em mừng quá, chạy thẳng từ công ty về nhà và suýt thì òa khóc. Cuối cùng mong ước của mẹ cũng thành hiện thực. Nam nhớ lại |
Cuộc sống của cô công nhân nhà máy nước khoáng cơ cực hơn khi hằng năm khăn gói từ Bắc vào Nam để thắp hương và chăm sóc phần mộ của chồng tại nghĩa trang TPHCM. Bởi vậy, Tư chuyển nhà vào TPHCM định cư để đỡ phải đi lại nhiều.
“Song lúc đầu tôi lo lắm vì sợ làm gián đoạn việc học của con. Hơn nữa, thằng bé nom to khỏe, trắng trẻo vậy nhưng mà thường xuyên bị đau ốm. Khi thấy cháu tham công tiếc việc để phụ giúp mẹ, tôi luôn phải nhắc con không được xao nhãng việc học hành. Cả đời tôi, tôi chỉ có mỗi nó và nó là niềm vui duy nhất của tôi. Hiểu được điều này nên thằng bé cũng ham học lắm, khiến tôi vui mừng”, bà Tư nói.
Nam cho biết thêm, ngày đầu vào TPHCM, sự khác biệt về ngôn ngữ và cách học là trở ngại rất lớn đối với cậu. Nam tâm sự: “Nhiều khi thầy cô giáo giảng bài bằng tiếng miền Nam, rồi bạn bè xung quanh cũng thế khiến nhiều lúc em cảm thấy mình lạc lõng và sa sút tinh thần. Nhưng rồi nhờ sự động viên của mẹ, em đã cố gắng và cuối cùng cũng hòa nhập được với môi trường mới”.
Bởi vậy mà mỗi khi tới nhà bà Tư, ai cũng phải ngước nhìn “tài sản” của hai mẹ con là những tấm giấy khen. Đặc biệt, Nam đã từng đoạt huy chương vàng môn Toán năm lớp 10 trong kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 tổ chức tại Thành phố Cần Thơ; Huy chương vàng môn Toán lớp 11 cũng trong kỳ thi này tổ chức tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Giải nhất cấp thành phố môn Vật lý lớp 12; Giải nhất cấp thành phố môn Toán lớp 12; Học sinh giỏi cấp quốc gia THPT lớp 11. Nam còn được Chủ tịch UBND TPHCM trao tặng bằng khen vì thành tích học tập xuất sắc.
“Khi em gọi điện thông báo cho mẹ là em đỗ thủ khoa Đại học Bách khoa TPHCM rồi, mẹ em mừng quá, chạy thẳng từ công ty về nhà và suýt thì òa khóc. Cuối cùng mong ước của mẹ cũng thành hiện thực”, Nam nhớ lại.
Tự học vẫn đạt điểm cao
Không có điều kiện học như những bạn khác nên Nam thường tự học là chính. Suốt quá trình học tập, Nam không học thêm, học kèm ở nhà các thầy cô hay đến những trung tâm luyện thi đại học mà chỉ ôn tập ở các lớp do nhà trường tổ chức và tự học ở nhà là chính.
Nam bật mí thêm, ngoài việc học trong sách, em cũng hay nhờ mẹ tìm kiếm thêm các dạng bài khó ở trên mạng về để nghiên cứu, hoặc nhờ bạn bè trong lớp chia sẻ những bài hay, khó để đi tìm lời giải. Mỗi khi làm bài xong, Nam cũng không quên đọc lại để xem còn thiếu gì không và xem thêm sách tham khảo để xử lý đúng hướng.
Ước mơ thưở nhỏ của cậu là trở thành thầy giáo nhưng khi lớn lên, Nam lại muốn được theo nghiệp ba làm một kỹ sư. Thế nên Nam đã chọn Khoa Kỹ sư chất lượng cao Việt Pháp để thử sức. Kết quả cậu đã đậu thủ khoa và với Nam đây là món quà cậu trả ơn mẹ bao năm vất vả nuôi mình ăn học.
Hiện tại, Nam đang đi dạy thêm để giúp mẹ trang trải chuyện học hành. Mỗi tuần, Nam phải vượt hơn 20km để đi dạy thêm vào 2 buổi tối tại Q. Thủ Đức và Q. Tân Bình. “Có những hôm trời mưa, tắc đường cả tiếng đồng hồ em mới tới được chỗ dạy thêm. Nhưng cứ nghĩ đến hình ảnh của mẹ, cả đời hy sinh vì em là em lại có thêm động lực để đối mặt những khó khăn, thử thách phía trước”, Nam tươi cười nói.
Ngoài ra, Nam cũng đang tích cực học tiếng Anh để có thể giành được học bổng du học. Tuy nhiên, theo Nam, đối với những bạn kém may mắn hơn thì con đường đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Quan trọng nhất là tinh thần ham học hỏi và luôn hướng về phía trước.