PV GAS và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau ký kết hợp đồng mua bán

PV GAS và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau ký kết hợp đồng mua bán
Ngày 13/7/2018, tại Cà Mau, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã tổ chức ký kết Hợp đồng mua bán khí permeate gas.

Tham dự lễ ký kết, về phía Tổng Công ty Khí Việt Nam, có ông Dương Mạnh Sơn – Tổng Giám đốc, ông Nguyễn Quốc Huy - Phó Tổng Giám đốc. Về phía Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau, có ông Nguyễn Đức Thành – Nguyên Bí thư đảng ủy, Nguyên Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Minh Tiến – Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Đức Hạnh – Phó Tổng Giám đốc. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của đại diện Ban Lãnh đạo, Lãnh đạo các ban chuyên môn, cán bộ chuyên môn của hai đơn vị.

Nhà máy Xử lý Khí Cà Mau là công trình thực hiện chủ trương chế biến sâu, nhằm gia tăng giá trị khí, tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giao cho Tổng Công ty Khí Việt Nam làm chủ đầu tư, hoàn thiện và vận hành dự án Nhà máy có công suất xử lý 6,2 triệu m3 khí/ngày từ nguồn khí PM3-CAA, cùng hệ thống kho có sức chứa 8.000 tấn LPG, 3.000 m3 condensate. Công trình được đưa vào vận hành thương mại ổn định từ cuối năm 2017.

PV GAS và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau ký kết hợp đồng mua bán ảnh 1
 

Trong 6 tháng đầu năm 2018, GPP Cà Mau đã xuất sản phẩm gần 79 ngàn tấn LPG (đạt 142% kế hoạch 6 tháng) và hơn 3.600 tấn condensate (đạt 115% kế hoạch 6 tháng). Trong quá trình vận hành ổn định, Nhà máy GPP Cà Mau còn tạo ra một lượng nhất định sản phẩm phụ là khí có tên permeate gas (khoảng 84.000 m3/ngày). Nhận thấy khả năng sử dụng nguồn khí này là hoàn toàn khả thi, Tổng Công Ty Khí Việt Nam đã phối hợp với Công ty Cổ Phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau nghiên cứu các giải pháp để có thể thu hồi toàn bộ lượng khí permeate gas này, nhằm tận dụng tối ưu công suất và sản lượng khí về bờ, tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên quốc gia.

Hiện thực hóa hướng đi mới, hai bên đã tiến hành đàm phán và thống nhất ký Hợp đồng mua bán khí permeate gas từ Nhà máy xử lý khí Cà Mau. Dự kiến, 2 bên có thể hoàn thành các công việc cần thiết để bắt đầu cấp khí từ cuối năm 2018, triển khai phương án tận dụng nguồn permeate gas từ GPP Cà Mau để chuyển thành nhiên liệu phục vụ cho Nhà máy Đạm. Quá trình này rất phù hợp với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp để tăng nguồn nguyên liệu khí cho sản xuất của PVCFC. Giải pháp thu hồi khí permeat gas từ Nhà máy GPP Cà Mau có thể bổ sung khoảng 2,0% nhu cầu khí, góp phần tăng lên tới 5% công suất Nhà máy Đạm Cà Mau. Hợp đồng triển khai trên thực tế cũng giúp tăng doanh thu cho Nhà máy Xử lý khí Cà Mau khoảng 1 triệu USD/năm, đồng thời cung cấp nguồn khí nhiên liệu có giá hợp lý, tiết kiệm cho PVCFC khoảng 2,5 triệu USD/năm.

PV GAS và Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau ký kết hợp đồng mua bán ảnh 2
 

Phát biểu tại Lễ ký kết, đại diện lãnh đạo 2 bên đều khẳng định Hợp đồng mua bán khí permeate gas từ GPP Cà Mau một lần nữa đánh dấu mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững giữa PV GAS và PVCFC; chứng minh thành quả hiện thực từ sức mạnh đoàn kết, tinh thần nỗ lực sáng tạo của người lao động Dầu khí, góp phần để mối quan hệ giữa PV GAS và PVCFC ngày càng gắn kết hơn nữa, cùng nhau phát triển và tạo lợi ích chung cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Huy – Phó Tổng Giám đốc PV GAS và ông Nguyễn Đức Hạnh – Phó Tổng giám đốc PVCFC đã thực hiện nghi thức ký kết với sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo 2 đơn vị.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.