Công bố danh sách tạp chí lừa đảo, mạo danh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Retraction Watch, trang thông tin quen thuộc với giới nghiên cứu, vừa ra mắt danh mục cảnh báo tạp chí mạo danh. 

TS Dương Tú, Đại học Purdue, Hoa Kỳ cho hay tạp chí mạo danh hay tạp chí cướp danh (hijacked journals) là loại tạp chí giả mạo tên, mã ISSN và những thông tin nhận diện khác của các tạp chí gốc nhằm đánh lừa và thu tiền đăng bài từ các nhà nghiên cứu.

Công bố danh sách tạp chí lừa đảo, mạo danh ảnh 1

Danh mục cảnh báo tạp chí mạo danh của Retraction Watch được tạo ra từ sự hợp tác giữa trang tin này với TS Anna Abalkina, chuyên gia nghiên cứu về liêm chính khoa học tại Đại học Tự do Berlin (Freie Universität Berlin).

TS Dương Tú cho hay danh sách hiện tại bao gồm 134 tạp chí mạo danh và sẽ tiếp tục được cập nhật thường xuyên.

Danh sách tạp chí "đen" được Retraction Watch cảnh báo có thể tham khảo tại đây.

Theo TS Dương Tú, nhiều tạp chí mạo danh quen thuộc từng được nhắc đến trong nhóm Liêm Chính Khoa Học đều xuất hiện trong Danh sách cảnh báo của Retraction Watch. TS Dương Tú lấy ví dụ như tạp chí Turkish Journal of Computer and Mathematics Education (TURCOMAT) của một đầu nậu chuyên môi giới và thực hiện hành vi mua bán bài báo tại Việt Nam ở vị trí 123 (trong danh sách); Psychology and Education, tạp chí có nhiều ứng viên giáo sư, phó giáo sư Việt Nam năm 2021 vừa qua đăng bài ở vị trí 100; Turkish Journal of Physiotherapy and Rehabilitation, tạp chí lừa đảo nổi tiếng ở Pakistan, có một số ứng viên giáo sư, phó giáo sư Việt Nam năm 2021 đăng bài, ở vị trí 125; Multicultural Education, tạp chí có nhiều tác giả Việt Nam đăng bài, ở vị trí 85; Linguistica Antverpiensia, tạp chí có nhiều tác giả Việt Nam đăng bài, ở vị trí 80.

Một số tạp chí giả mạo được nhắc đến nhiều trong đợt xét giáo sư, phó giáo sư năm 2021 như TURCOMAT, Psychology and Education đã được báo Tiền Phong nhắc đến trong bài "Bài báo khoa học của ứng viên GS, PGS trên các tạp chí: Ai kiểm soát chất lượng?".

Thực tế, đợt xét giáo sư, phó giáo sư năm 2021 có nhiều ứng viên đăng bài trên tạp chí giả mạo, khi bị phát hiện thì lấy lý do là không biết. Vì vậy, theo TS Dương Tú, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở rất cần cảnh báo cho mọi ứng viên biết để tránh; ai cố tình đăng bài các tạp chí giả mạo để làm hồ sơ giáo sư, phó giáo sư năm 2022 sẽ khó có thể ngụy biện.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.