Mỹ: Biến thể Omicron vô hiệu hóa hai loại thuốc hàng đầu chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Túi thuốc kháng thể đơn dòng Renegeron được cho là thuốc điều trị COVID-19 hiệu quả hàng đầu tại Mỹ giờ "bó tay" trước biến thể Omicron.
Túi thuốc kháng thể đơn dòng Renegeron được cho là thuốc điều trị COVID-19 hiệu quả hàng đầu tại Mỹ giờ "bó tay" trước biến thể Omicron.
TPO - Khi các bệnh viện của Mỹ đang căng thẳng chuẩn bị cho một đợt tăng mới do biến thể Omicron. Các bác sĩ đang cảnh báo về một thách thức khác: hai loại thuốc tiêu chuẩn mà họ đã sử dụng để điều trị COVID-19 không có khả năng chống lại biến thể mới.

Trong hơn một năm qua, các loại thuốc kháng thể của Regeneron và Eli Lilly đã là phương pháp điều trị hàng đầu cho COVID-19, nhờ khả năng ngăn chặn bệnh nặng và giúp bệnh nhân không phải đến bệnh viện. Thế nhưng, gần đây, cả hai nhà sản xuất thuốc đã cảnh báo rằng, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy liệu pháp điều trị của thuốc này sẽ kém hiệu quả hơn nhiều đối với Omicron, vốn chứa hàng chục đột biến khiến các kháng thể khó tấn công virus hơn. Và trong khi các công ty nói rằng, họ có thể nhanh chóng phát triển các kháng thể nhắm mục tiêu vào biến thể Omicron thì phải đợi ít nhất vài tháng nữa.

Một loại kháng thể thứ ba từ nhà sản xuất thuốc GlaxoSmithKline (viết tắt Glaxo) của Anh dường như tốt nhất để chống lại Omicron. Nhưng thuốc của hãng này không được phổ biến rộng rãi ở Mỹ, chỉ chiếm một phần nhỏ trong số hàng triệu liều được mua và phân phối bởi chính phủ liên bang. Các quan chức y tế Mỹ hiện đang phân phối nguồn cung cấp thuốc khan hiếm cho các bang.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, biến thể Delta vẫn chiếm hơn 95% ca COVID-19 tại Mỹ, thế nhưng các nhà lãnh đạo CDC cho biết Omicron đang lây lan nhanh hơn bất kỳ biến thể nào trong quá khứ và sẽ trở thành chủng virus thống trị trên toàn nước Mỹ trong vòng vài tuần.

Theo các công ty, thuốc điều trị của hãng Glaxo, được phát triển bằng công nghệ sinh học virus, được bào chế đặc biệt để liên kết với một phần của virus ít có khả năng đột biến. Các nghiên cứu ban đầu về Omicron mô phỏng trong phòng thí nghiệm của các nhà sản xuất thuốc và các nhà nghiên cứu bên ngoài cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn.

Thế nhưng, nguồn cung thuốc này cực kỳ hạn chế và các liều bổ sung của sản phẩm sẽ không có sẵn cho đến ngày 3/ 1 tới, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết trong một tuyên bố đăng trực tuyến.

Cơ quan này cho biết, họ đang phân phối thuốc của Glaxo tới các bang dựa trên mức độ nhiễm COVID-19 và tỉ lệ nhập viện. Họ cũng khuyến nghị các tiểu bang dành loại thuốc này cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất, những người có nhiều khả năng bị nhiễm Omicron nhất.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm người cao tuổi và những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như béo phì, bệnh tim, tiểu đường và rối loạn hệ miễn dịch.

Glaxo có trụ sở tại London cho biết họ đang trên đà sản xuất 2 triệu liều vào tháng 5, theo hợp đồng với Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Công ty đang làm việc để tăng thêm năng lực sản xuất trong năm tới.

Việc hai liệu pháp kháng thể hàng đầu không có tác dụng điều trị các ca COVID-19 nhiễm biến thể Omicron ở Mỹ càng khiến người dân Mỹ hy vọng nhiều hơn vào một cặp thuốc kháng virus rất được mong đợi mà các cơ quan quản lý Mỹ dự kiến ​​sẽ sớm cho phép.

Các loại thuốc của Pfizer và Merck sẽ là phương pháp điều trị đầu tiên mà người Mỹ có thể thực hiện tại nhà để chữa khỏi bệnh trầm trọng. Thuốc của Pfizer nói riêng đã cho thấy tác dụng mạnh mẽ, hạn chế gần 90% trường hợp nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ cao. Tuy nhiên, nguồn cung ban đầu của cả hai loại thuốc dự kiến ​​sẽ bị hạn chế.

Sự thiếu thốn các loại thuốc điều trị COVID-19 hiệu quả là một lời nhắc nhở đau đớn rằng, COVID-19 vẫn chiếm ưu thế ở Mỹ, ngay cả khi hơn 200 triệu người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ.

Đến ngày 19/2, cả nước đã tiêm được hơn 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 mũi 3

Từ tháng 3/2021 đến hết ngày 18/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận 171.616.734 liều vắc xin phòng COVID-19. Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ 104 đợt với tổng số 154,5 triệu liều vắc xin, còn khoảng 17,1 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.

Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đến 14h30 ngày 20/12 cho thấy, cả nước đã tiêm gần 139,5 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.

Đến ngày 19/12, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 129.938.732 liều, trong đó có 69.159.814 mũi 1; 59.594.040 mũi 2; 1.003.238 mũi 3 (đối với vắc xin Abdala ).

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 96,9% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vắc xin là 83,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,4% và 78,8%; miền Trung là 94,4% và 81,9%; Tây Nguyên là 90,6% và 66,4%; miền Nam là 99,9% và 88,9%.

Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất từ 78,6% - 83,1%.

Tỷ lệ bao phủ đủ liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 17/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 33/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 70 – dưới 90% ; 11/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 50 – dưới 70% ;

Về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 8.652.767 liều, trong đó có 6.502.698 liều mũi 1 và 2.150.069 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 71,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vắc xin là 23,5% số trẻ từ 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 67,7% và 8,8%; miền Trung là 50,1% và 11,7%, Tây Nguyên là 59,4% và 0,1%, Miền Nam là 86,1% và 50%.

Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vắc xin cho nhóm tuổi này là Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang...

Theo AP
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.