Cố vấn chính phủ giải thích vì sao Trung Quốc không chấp nhận sống chung với COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Người dân Trung Quốc đã chịu nhiều biện pháp hạn chế do COVID-19 trong suốt 2 năm qua. (Ảnh: EPA)
Người dân Trung Quốc đã chịu nhiều biện pháp hạn chế do COVID-19 trong suốt 2 năm qua. (Ảnh: EPA)
TPO - Trung Quốc không thể “sống chung với COVID-19” vì sẽ có số lượng lớn người ốm nặng và tử vong, đồng thời gây ra “vấn đề chính trị” lớn, một cố vấn cấp cao của chính phủ nước này cho biết.

GS Liang Wannian, một cựu quan chức của Ủy ban Y tế quốc gia và là Trưởng ban Chuyên gia cố vấn của Chính phủ Trung Quốc về phản ứng với COVID-19, nói rằng dù chỉ có một tỷ lệ nhỏ người mắc COVID-19 rơi vào tình trạng nặng hoặc tử vong, nhưng với dân số lên đến 1,4 tỷ người, tỷ lệ nhỏ với Trung Quốc cũng vẫn là con số rất lớn.

“Bạn có thể tưởng tượng xem có bao nhiêu người sẽ bị ốm nặng hoặc tử vong. Đó sẽ là vấn đề lớn về dịch bệnh, y tế cộng đồng, xã hội và cả chính trị”, GS Liang nói trên chương trình của đài truyền hình trung ương Trung Quốc tối 5/12.

Trung Quốc hiện đang phải xử lý 4 ổ dịch khác nhau, gồm khu vực Nội Mông, Hắc Long Giang, Vân Nam và Hà Bắc, với 38 ca lây nhiễm trong cộng đồng được phát hiện trong ngày 5/12.

Chiến lược "không COVID-19" chủ yếu dựa vào biện pháp đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại nghiêm ngặt. Cách tiếp cận này khiến Trung Quốc đang tự cách ly với thế giới, đồng thời dẫn đến nhiều câu hỏi trong dư luận sau gần 2 năm khống chế dịch nghiêm ngặt với việc xét nghiệm thường xuyên, thời gian cách ly lâu và hạn chế người dân rời khỏi những khu vực bị phong toả sau khi phát hiện F0.

GS Liang thừa nhận rằng cách làm này đã dẫn đến “sự mệt mỏi” và “bất mãn”, nhưng cho rằng “bất mãn không giải quyết được vấn đề gì” và Trung Quốc sẽ không đi theo con đường mà các nước khác lựa chọn, đó là “nằm duỗi”, nghĩa là từ bỏ.

“Chúng ta không thể làm điều đó từ quan điểm văn hoá của Trung Quốc, từ khái niệm quản trị của chính phủ hay của khoa học. Bạn có nghĩ thế giới không muốn theo gương Trung Quốc? Nhưng để đạt được những kết quả kiểm soát và ngăn ngừa như Trung Quốc đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố, chứ không phải một biện pháp hay một chiến lược là đủ”, ông Liang nói.

Chuyên gia này cho rằng các quốc gia vạch chiến lược của mình dựa trên ưu tiên khác nhau, bao gồm quyền tự do và chất lượng cuộc sống cũng như năng lực của ngành y tế.

Ông nói rằng “lòng vị tha cao độ” của người dân Trung Quốc là lý do số 1 giúp nước này kiểm soát được các đợt dịch trước đây, rằng người dân đã “tự động” chấp nhận sự bất tiện do những biện pháp kiểm soát COVID-19 gây ra để vì lợi ích của cộng đồng.

Ông nói rằng “sự ưu việt của hệ thống xã hội chủ nghĩa” giúp chính phủ đồng bộ hoá các nỗ lực từ trên xuống theo cách “các nước khác khó đạt được”.

GS Liang khẳng định Trung Quốc sẽ không sợ những biến chủng mới như Omicron, và sẽ coi chúng như những giai đoạn của một trò chơi điện tử.

“Virus corona sẽ tiếp tục đột biến và đó là điều bình thường. Chúng ta không được ảo tưởng rằng khả năng lây lan và độc tính của chúng sẽ suy yếu. Thay vào đó, chúng ta phải thừa nhận rằng virus này rất phức tạp và sẽ còn tồn tại trong thời gian dài nữa”, GS Liang nói.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.