Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá vừa có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Hoa thương hội quán bằng nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác...

Theo các tài liệu lịch sử, Hoa thương hội quán xưa nằm ở ấp Phú Mỹ, thuộc giáp Đông Phố của trấn lỵ Thanh Hoa (trấn lỵ được thành lập vào năm Gia Long thứ 3 – 1804). Từ năm 1994 đến nay, công trình này là số nhà 248, phố Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hoá.

Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 1
Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 2

Hiện trạng bên ngoài di tích Hoa thương hội quán

Sau hơn 150 năm sử dụng, đến 1960, người Hoa bàn giao Hoa thương hội quán cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hoá quản lý. Công trình được sử dụng làm thư viện khoảng 20 năm, đến năm 1981 khi thư viện Thanh Hoá Quảng Nam chuyển đi thì Hoa thương hội quán được giao cho Nhà xuất bản Thanh Hoá quản lý, sử dụng một phần đến nay. Năm 2010, Hoa thương hội quán được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 3
Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 4

Bên trong di tích hoang tàn, đổ nát

Theo biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích thì diện tích đất di tích là 426,6 m2; phía Đông giáp đường Trần Phú, phía Tây giáp đường đi, phía Nam giáp ngõ đi chung giữa Hội quán và Nhà xuất bản (cửa Pháp Vũ), phía Bắc giáp ngõ Hội quán.

Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 5
Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 6

Cơ quan chức năng gông giằng tạm thời, chống sập đổ.

Di tích chỉ có khu vực khoanh vùng bảo vệ I, gồm các hạng mục: Tiền đường, trung đường và Hậu cung hiện đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Phía trước nhà Tiền đường đã được các hộ dân thuê, cải tạo làm ki ốt bán hàng (3 ki ốt) và nhà để xe của Nhà xuất bản Thanh Hoá. Trung đường và Hậu cung đã bị sập hết phần mái, chỉ còn 2 vì kèo phía Bắc và hệ thống tường bao quanh mục nát, nứt dọc tận chân tường, nguy cơ sập đổ. Hiện UBND TP Thanh Hoá, UBND phường Ba Đình đã thực hiện các biện pháp gông giằng tạm thời, chống sập đổ.

Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 7

Các cột mục ruỗng

Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 8
Phương án xử lý di tích "Hoa thương hội quán" hoang tàn giữa trung tâm TP Thanh Hoá ảnh 9

Những hoa văn còn sót lại.

Vừa qua (ngày 1/11/2022), Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hoá đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Hoa thương hội quán bằng nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác; đồng thời đưa ra 2 phương án để lựa chọn: Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Hoa thương hội quán trên cơ sở hiện trạng di tích đã được khoanh vùng bảo vệ và xếp hạng năm 2010; Phương án mở rộng, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá Hoa thương hội quán trên tổng diện tích 680 m2, bao gồm 426,4 m2 đất di tích đã được khoanh vùng bảo vệ, xếp hạng năm 2010 và 253,4 m2 đất trụ sở làm việc của Nhà xuất bản Thanh Hoá đang sử dụng.

MỚI - NÓNG