Phục dựng nghi lễ kết nghĩa của người Mnông ở Đắk Lắk

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 25/8, lễ kết nghĩa anh em của người Mnông Gar tại buôn Jiê Juk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lắk, UBND xã Đắk Phơi tổ chức phục dựng.

Tại buổi lễ, gia đình ông Y Thiêng Cil và gia đình ông Y Nam Pang Tinh (cùng trú tại buôn Jiê Juk) đã kết nghĩa anh em. Theo đó, dưới sự chứng kiến của già làng, thầy cúng, dòng họ, hai gia đình đã thực hiện nghi lễ kết nghĩa anh em theo đúng truyền thống của người Mnông.

Phục dựng nghi lễ kết nghĩa của người Mnông ở Đắk Lắk ảnh 1
Gia đình ông Y Thiêng Cil và gia đình ông Y Nam Pang Tinh cùng người dân buôn Jiê Juk tại buổi phục dựng. Ảnh: Báo Dân tộc

Theo nghi lễ, khi kết nghĩa anh em, hai gia đình phải tuân thủ những điều sau: Con cái hai bên gia đình mãi mãi không được kết hôn với nhau vì đã coi nhau là anh em chung một dòng họ; khi xảy ra tranh chấp, hai bên không được gây gổ, chửi bới lẫn nhau; hai bên gia đình coi nhau như người một nhà, kính trọng, hòa nhã với nhau...

Phục dựng nghi lễ kết nghĩa của người Mnông ở Đắk Lắk ảnh 2

Sau phần lễ, hai gia đình cùng dân làng và các vị khách cùng nhau uống rượu cần, ăn các món ăn truyền thống và chúc phúc cho nhau. Ảnh: Báo Dân tộc

Sau phần lễ, hai gia đình cùng dân làng và các vị khách cùng nhau uống rượu cần, ăn các món ăn truyền thống và chúc phúc cho nhau, cầu mong cho gia đình kết nghĩa luôn gắn bó, đoàn kết.

Theo truyền thống của người Mnông, nghi lễ kết nghĩa chỉ được thực hiện bởi những gia đình không chung dòng tộc, gia phả, họ hàng. Những người khác tộc nhưng có quan hệ hôn nhân như sui gia, thông gia sẽ không được kết nghĩa.

Việc phục dựng lễ kết nghĩa anh em của người Mnông nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.