Nghệ An

Phong tỏa hơn 80 hộ dân vì 2 ca dương tính với SARS-CoV-2

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đây là những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại 2 phường Bến Thủy và Vinh Tân (TP Vinh, Nghệ An).

Tối 22/6, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Nghệ An ghi nhận thêm 4 ca dương tính với SARS-CoV-2. Nâng tổng số lên 37 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó: TP Vinh: 25 ca, Diễn Châu: 9 ca, Tân Kỳ: 01 ca, Quỳ Hợp: 01 ca, Nam Đàn: 01 ca.

Ngay sau khi có ca dương tính trên địa bàn, lực lượng chức năng phường Bến Thuỷ và Vinh Tân đã rốt ráo phong tỏa khu vực bệnh nhân này sinh sống.

Phong tỏa hơn 80 hộ dân vì 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 ảnh 1
Tuyến đường Võ Thị Sáu, phường Bến Thủy, TP Vinh bị phong tỏa trong đêm 22/6.

Cụ thể, tại khu vực phường Bến Thuỷ, lực lượng chức năng đã phong tỏa một phần khối 3, đường Võ Thị Sáu với 40 hộ dân, 208 nhân khẩu.

Đây là nơi sinh sống của ca bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau khi được lấy mẫu sàng lọc cộng đồng, xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR vào tối 20/6.

Phong tỏa hơn 80 hộ dân vì 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 ảnh 2

Phong toả khu vực có ca dương tính SARS-CoV-2 ở phường Vinh Tân, TP Vinh

Còn tại phường Vinh Tân, lực lượng chức năng phong tỏa một phần khối Yên Giang với khoảng 40 hộ dân, hơn 200 nhân khẩu.

Được biết, đây đều là những ca bệnh đầu tiên trên địa bàn 2 phường này. Chính quyền các phường đã gấp rút phun tiêu độc, khử trùng và lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa ngay trong đêm.

Yêu cầu bắt buộc đối với vắc xin phòng COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp

Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới và các nước như Mỹ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc… vắc xin trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp bắt buộc phải thử nghiệm lâm sàng trên người với 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 3 là giai đoạn quan trọng nhất.

Giai đoạn này được thực hiện trên quy mô lớn với mục tiêu đánh giá tính an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Kết quả của giai đoạn 3 sẽ quyết định việc vắc xin đó có được phê duyệt để triển khai tiêm chủng rộng rãi hay không. Kể cả sau khi đã được phê duyệt, các loại vắc xin đó đều phải liên tục bổ sung, cập nhật các thông tin, dữ liệu liên quan đến tính an toàn, hiệu quả của vắc xin trong quá trình sử dụng.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 được tiến hành ở quy mô nhỏ trên một số nhóm quần thể để kiểm tra độ an toàn, tính sinh miễn dịch và xác định liều lượng tối ưu. Việc đánh giá tính sinh miễn dịch trong giai đoạn 1 và 2 này không phải là yếu tố quyết định cho việc phê duyệt khẩn cấp. Chỉ có kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 mới là yếu tố quyết định để đánh giá vắc xin này có hiệu quả bảo vệ hay không, có làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 hay không hoặc giảm nhẹ tình trạng bệnh hay không.

Cũng giống như thông lệ quốc tế, tất cả vắc xin phòng COVID-19 trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trên nguyên tắc đảm bảo 3 yếu tố: An toàn, sinh miễn dịch và quan trọng nhất là hiệu quả bảo vệ.

Đến nay, Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho 4 loại vắc xin COVID-19 bao gồm:

- Comirnaty của Pfizer,

- A2D1222 của AstraZeneca,

- Sputnik-V của Gamalaya,

- Vero-Cell của Sinopharm cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID.

Ngoài ra, vắc xin Moderna cũng đang trong quá trình xem xét phê duyệt.

Tất cả các vắc xin nói trên đều phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 có quy mô từ 20.000 đến 50.000 người tham gia. Cụ thể:

- Vắc xin của AstraZeneca thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại 11 quốc gia với 49.626 người tham gia.

- Vắc xin Vero-Cell của Sinopharm thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với trên 45.000 người.

- Vắc xin Sputnik-V thử nghiệm lâm sàng tại 5 quốc gia với 21.977 người;

- Vắc xin của Pfizer thử nghiệm lâm sàng tại 6 quốc gia với 43.418 người;

- Vắc xin của Moderna thử nghiệm tại 4 quốc gia với 30.420 người.

MỚI - NÓNG