Phong Nha – Kẻ Bàng: Ngổn ngang chờ quy hoạch

Phong Nha – Kẻ Bàng: Ngổn ngang chờ quy hoạch
Khi Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, người ta đã tiên lượng đến một vùng đô thị du lịch mới. Nhưng trong khi chờ quy hoạch, người dân đang tự “băm nát” khu vực này.

Ngay sau khi Phong Nha -Kẻ Bàng (PN-KB) được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới (DSTNTG), lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã nghĩ ngay đến quy hoạch sao cho vùng này “bắt mắt” để thu hút đầu tư. Thế nhưng, như chuyện “Đẽo cày giữa đường”, việc chọn đơn vị quy hoạch liên tục thay đổi.

Lúc thì có ý kiến nên giao cho một đơn vị của tỉnh cầm chịch. Lúc lại có ý kiến, phải mời một Viện nào đó cho xứng tầm hơn. Rồi lại có cao kiến, đã là DSTNTG, nên chăng, mời một tổ chức nước ngoài để họ “có con mắt nhìn xa trông rộng”, ngõ hầu xây dựng vùng này thành một vùng có đẳng cấp quốc tế. Nhưng cho đến nay thì việc quy hoạch cho PN- KB vẫn đang ở thế tiềm năng.

Một bản quy hoạch tổng thể và chi tiết trên diện tích 200 ha “cây nhà lá vườn” của Trung tâm quy hoạch tỉnh vẫn nằm đó chưa được thông qua. Nhiều chuyên gia nhận xét rằng bản quy hoạch trên chưa tiên lượng hết những gì mà PN-KB sẽ đón đợi trong tương lai gần, chứ chưa nói trong 5-10 năm tới. Trong khi người dân nơi đây xem ra họ không thể chờ lâu hơn được nữa.

Làm mới, cơi nới và... làm mới

Phong Nha – Kẻ Bàng: Ngổn ngang chờ quy hoạch ảnh 1

Những hàng quán như thế này ngày càng nhiều

Mặc dù, từ năm 2003 đến nay, tỉnh, huyện đã có rất nhiều công văn, chỉ thị nghiêm cấm việc dân làm mới các công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Thế nhưng, người dân nơi đây đưa ra cái lý rằng, đất trong vườn của họ, có “sổ đỏ” hẳn hoi, họ xây dựng công trình là quyền của họ. Nếu cứ chờ quy hoạch chi tiết thì có mà... đói.

Trong khi cơ hội làm ăn cứ đến với họ từng ngày... Đến PN-KB thời điểm này thấy ở đây đang nhộn nhịp như một công trường. Nhà nhà cơi nới, làm mới. Người người tập kết vật liệu chuẩn bị cho một mùa du lịch sắp bắt đầu. Dọc theo con đường nối từ đường Hồ Chí Minh vào trụ sở Vườn, người dân nghe phong thanh tỉnh chuẩn bị mở rộng con đường này nên họ đã vay tiền mua vật liệu xây hàng rào, dựng lều quán.

Theo ông Hòa, Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch, thì trong một đêm họ đã dựng xong 22 ngôi nhà, chuyện cứ như trong thần thoại. Chi nhánh Ngân hàng ở khu vực này đã  cạn kiệt tiền mặt vì nhu cầu vay của dân trong vùng tăng lên đột biến. Gần như trong khuôn viên của hàng chục hộ gia đình ở đây đã không còn đất trống. Mọi không gian có thể họ đều dựng lều quán và xây hàng rào bao quanh.

Ông Hoà cho biết: Xã đã liên tục tổ chức các đợt tháo dỡ và tuyên truyền cho dân hiểu các công trình cơi nới, xây mới sau năm 2003 khi giải tỏa sẽ không được đền bù. Thế nhưng, như một phản ứng dây chuyền, dân nghe thông tin ở đâu đó, cứ thế... xây.

Các chủ dự án “xí phần” chờ... thời

Hiện tại ở PN-KB có 7 đơn vị nhảy vào đầu tư với tổng diện tích đất được cấp là 66,5 ha. Đã hơn 2 năm nay gần như các dự án đều “án binh bất động”. Có dự án được cấp 50 ha, và đã đền bù giải phóng mặt bằng đến 48,5 ha, nhưng chủ đầu tư chỉ làm một gốc cau bằng đá để “cắm mốc chủ quyền” và để đấy.

Dân không có đất để canh tác 4 vụ liên tục, trong khi đất cứ thế bỏ hoang. Trước bức xúc của người dân, lãnh đạo xã cũng chịu, chẳng biết hỏi ai.

Bà Phạm Thị Bích Lựa, Phó chủ tịch UBND tỉnh nói: Chúng tôi đang khẩn trương mời các nhà đầu tư ngồi lại để họ trả lời dứt khoát đầu tư hay không đầu tư? Chúng tôi sẽ kiên quyết thu hồi lại đất đối với những nhà đầu tư không có năng lực tài chính, hoặc lấy đất để sử dụng cho mục đích khác.

Đẩy nhanh tiến độ các khu tái định cư để di dời dân đúng quy hoạch và tránh những phát sinh tiêu cực không cần thiết. Xem xét và phê duyệt ngay quy hoạch các trục đường chính để người dân yên tâm, tránh những thông tin nhiễu làm hao tốn tiền của của người dân.

Việc chậm có quy hoạch cho vùng này do nhiều yếu tố khách quan. Chúng tôi biết càng để lâu thì việc giải quyết hậu quả của nó càng khó khăn và phức tạp. Khẩn trương có quy hoạch cho vùng này là ưu tiên số 1 hiện nay... 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.