Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT công khai nội dung báo cáo về trường ĐH Tôn Đức Thắng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT công khai nội dung báo cáo về trường ĐH Tôn Đức Thắng
TPO - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT cần công khai, minh bạch nội dung báo cáo của Bộ về trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Hôm nay, 19/1, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau khi Bộ GD&ĐT có Báo cáo về tình hình của Trường ĐH Tôn Đức Thắng và việc xử lý nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng Lê Vinh Danh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận việc Bộ GD&ĐT đã thành lập Đoàn công tác làm việc với Trường ĐH Tôn Đức Thắng; làm rõ quá trình xử lý ông Lê Vinh Danh đối chiếu với các quy định của pháp luật; có hướng dẫn việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo của Trường.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT cần công khai, minh bạch nội dung báo cáo.

Trước đó, trả lời chất vấn trước Quốc hội về trường ĐH Tôn Đức Thắng trong các ngày 6/11/2020 và 9/11/2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT lập Đoàn công tác, trong đó có đại diện Bộ Tư pháp, để xem xét cẩn trọng, khách quan từ giác độ pháp lý và thực tiễn tình hình.

Sau khi có kết quả sẽ công khai, minh bạch cho toàn dân biết. Tinh thần là Chính phủ rất công minh, ủng hộ tự chủ, tạo điều kiện cho trường ĐH Tôn Đức Thắng nói riêng, các trường ĐH nói chung phát triển.

Sau khi Đoàn công tác làm việc với trường ĐH Tôn Đức Thắng và các bên liên quan và dự thảo báo cáo kết quả, Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ để thống nhất nội dung liên quan tới căn cứ pháp lý, thẩm quyền tạm đình chỉ công tác, cách chức đối với ông Lê Vinh Danh.

Báo cáo gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam của Bộ GD&ĐT là báo cáo đóng dấu Mật. Trong văn bản thông báo ý kiến do Văn phòng Chính phủ phát hành, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ GD&ĐT công khai tất cả nội dung báo cáo.

Nhiều ý kiến cho rằng Trường ĐH Tôn Đức Thắng là điểm sáng của giáo dục ĐH và tự chủ ĐH, trong đó có sự đóng góp của Đảng bộ, chính quyền TPHCM, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tập thể cán bộ, giảng viên và ban lãnh đạo nhà trường, nhất là của cá nhân Hiệu trưởng Lê Vinh Danh. Tuy nhiên, nếu có vi phạm thì dù là tập thể, cá nhân nào cũng cần được xử lý theo quy định.

Từ tháng 7/2019 đến nay, trường ĐH Tôn Đức Thắng chưa có Hội đồng trường theo quy định. Trong khi Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ TPHCM đã kết luận Bí thư Đảng ủy Lê Vinh Danh có vi phạm về quản lý kinh tế. Căn cứ kết luận này, Đảng ủy Khối Đại học, Cao đẳng TPHCM đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Lê Vinh Danh và yêu cầu cơ quan quản lý cán bộ xử lý kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông Lê Vinh Danh.

Theo quy định về quản lý công chức, viên chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan bổ nhiệm cán bộ nên cũng là cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ khi xảy ra vi phạm. Tại thời điểm bị xử lý kỷ luật, ông Lê Vinh Danh là Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng theo quyết định bổ nhiệm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trước khi quyết định cách chức Hiệu trưởng của ông Lê Vinh Danh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Vinh Danh với thời gian tạm đình chỉ công tác là 90 ngày. Theo pháp luật về viên chức thì thời gian tạm đình chỉ tối đa 30 ngày. Tuy nhiên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã căn cứ pháp luật về phòng, chống tham nhũng để tạm đình chỉ 90 ngày. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.