Phim Việt 2006: Chỉ sợ không có khán giả

Phim Việt 2006: Chỉ sợ không có khán giả
Bước sang năm 2006, phim Việt còn khá nhiều “của để dành” là những bộ phim mới sản xuất. Mừng cho điện ảnh “nở nồi” nhưng lại canh cánh nỗi lo: Liệu có đông khán giả xem phim Việt?
Phim Việt 2006: Chỉ sợ không có khán giả ảnh 1
Một cảnh trong phim "Hồn Trương Ba da hàng thịt"

Đầu năm 2006, hãng phim Giải phóng sẽ bấm máy 2 bộ phim nhựa: Trăng nơi đáy giếng (tâm lý tình cảm) và Giá mua một Thượng đế (tâm lý hài) là những bộ phim cuối cùng nằm trong kế hoạch duyệt cấp kinh phí làm phim từ năm 2004-2005 của hãng.

Ngoài ra Hãng còn bộ phim Gió thiên đường (tâm lý tình cảm) và Thạch Thảo (phim võ thuật -tình cảm) đó làm xong "ém lại" chờ thời điểm thuận lợi để phát hành trong năm 2006.

Hãng phim truyện I còn "để dành" một số bộ phim điện ảnh mới như: Trò đùa của thiên lôi, Chuyện của Pao, Cầu Ông Tượng…

Còn hãng phim truyện Việt Nam với các phim: Thiên thần bé nhỏ, Những ngày mùa hè, Vị tướng tình báo và 5 bà vợ, Một chuyến đi …đã hoàn thành hoặc đang làm hậu kỳ.

Hãng phim Hội Nhà văn hợp tác với Trung Quốc đang làm phim Hà Nội, Hà Nội…

Khác với mọi năm, sau khi đổ dồn vào mựa phim chiếu Tết không thành, một số hãng phim tư nhân "bất đắc dĩ" đó dành lại cho năm 2006 những bộ phim như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Chuyện tình Sài Gòn, Áo lụa Hà Đông, Trai nhảy…

Đến những dự án làm phim mới

Phim Việt 2006: Chỉ sợ không có khán giả ảnh 2
Một cảnh trong phim  "2 trong 1"

Ông Bá Vũ - Giám đốc hãng phim Vietcast cho biết, dự án làm phim kinh dị Tiếng thở giữa đêm khuyaKhách sạn không đèn sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2006. Ngoài ra hãng này còn dự án làm phim dành cho lứa tuổi teen Việt với kịch bản Tuổi dậy thì đã chuẩn bị từ năm ngoái.

Hãng CF Film của NSƯT Nguyễn Chánh Tín đầu tháng 1/2006 sẽ bấm máy bộ phim đầu tiên thuộc thể loại võ thuật - tình cảm có tựa Kẻ phản bội (tên cũ Anh hùng khởi nghĩa).

Hãng phim Phước Sang đã có kịch bản phim Đẻ mướn phần II, dự kiến khởi quay sau khi Đẻ mướn trình chiếu.

Phía hãng HK Film cũng dự định sẽ làm phim Hồn Trương ba da hàng thịt phần II, ngoài ra đang cân nhắc một số kịch bản phim điện ảnh thuộc các đề tài: tâm lý tình cảm, hài, hành động…

Hãng phim Việt đã mua bản quyền chuyển thể cuốn truyện ngắn Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cho dự án làm phim điện ảnh năm 2006.

Phương Nam Film sẽ đẩy nhanh việc thực hiện bộ phim Tên tống tiền ti tiện khi dự án về cụm rạp liên doanh đi vào hoạt động chính thức trong năm 2006…

Tuy im ắng hơn, nhưng ở phía Bắc một số hãng phim tư nhân cũng rục rịch chuẩn bị làm phim. Chẳng hạn như hãng phim của đạo diễn Hà Sơn với dự án làm phim Trung úy

Ngoài ra với số tiền  hơn 10 tỷ đồng cho người thắng thầu, Nhà nước sẽ đóng góp vào thị trường phim Việt 2006 từ 1-3 bộ phim. Chưa kể theo tiết lộ của một số hãng phim "chờ tình hình rạp cải thiện sẽ lao ra sản xuất phim". 

Chỉ sợ không có khán giả

Nhìn trong số những bộ phim đã hoàn thành và sắp bấm máy, mấy ai có thể đoán trước được bộ phim nào sẽ thu hồi đủ vốn sản xuất, phim nào sẽ cho lời.

Giám đốc Hãng phim HK Film, Trinh Hoan bày tỏ:"Thị trường phim ảnh ở Việt Nam lớn nhưng lại chưa ổn định. Tùy vào những lý do khách quan tác động mà mình cảm được đề tài đó có ăn khách, có hợp thời nữa hay không; có nên tiếp tục hay thay đổi đề tài khác cho phù hợp.

Hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có những công ty chuyên môn để nghiên cứu, đánh giá sâu sắc và toàn diện thị trường và khán giả của phim ảnh.

Chúng tôi chỉ dùng sự cảm nhận của người trong nghề để thực hiện những đề tài - thể loại phim nào được khán giả lưu tâm trong chừng mực của hãng phim".

Năm 2005, nhiều người quan tâm đến phim Việt đã xót xa vì  nhiều phim nghệ thuật không có dịp ra mắt khán giả, không len được chân vào rạp; còn phim giải trí cũng chết vì thời gian đứng ở rạp quá ngắn ngủi và trong điều kiện cạnh tranh nghiệt ngã.

Cả nước có trên 40 rạp chiếu phim trang bị hiện đại đủ tiêu chuẩn chiếu phim nhựa, trong đó có khoảng 20 rạp ở thành phố hoạt động hiệu quả.

Nước ta chưa có những nhà phát hành phim thực sự. Trong đợt góp ý xây dựng dự án Luật Điện ảnh rất nhiều ý kiến mong muốn Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, phần trăm doanh thu, việc bảo hộ cho phim Việt bằng luật về vấn đề rạp và thời gian đứng ở rạp.

Bài học từ doanh thu của các bộ phim 1.735 km, Tiếng dương cầm trong mưa, 39 độ yêu đã khiến nhiều hãng phim "chùn bước" không dám sản xuất phim.

Ông Bá Vũ ngậm ngùi: "Tôi đành mang tiếng "xạo" và "nổ", rồi thất tín với khán giả khi quyết định dời dự án làm phim Tiếng thở giữa đêm khuyaKhách sạn không đèn vì vấn đề "đầu ra" của phim.

Thời điểm phát hành phim và rạp đối với phim Việt năm qua rất căng thẳng. Với lịch chiếu 2 tuần/phim thì  bất cứ siêu phẩm nào cũng thua, những người bỏ kinh phí đầu tư làm phim không dám mạo hiểm. Còn những người nhận tiền làm phim không được phép thất bại ở bộ phim đầu tiên, vì thất bại khó có cơ hội làm phim lần sau".

Đó cũng là một trong những lý do khiến hãng phim Á Châu đành mất trắng 300 triệu phí quảng cáo cùng mấy tháng cố gắng giành rạp cho phim Thập tự hoa, rút phim về ngay sát thời điểm khởi chiếu.

Vì nếu đợt phát hành đầu tiên thua, sẽ không chủ rạp nào "mạo hiểm" cho phim vào rạp lần thứ 2.

Hãng phim Giải phóng đã "nghe" các lời khuyên "ém" Gió thiên đường sang dịp hè, chứ đừng "dại dột" lao ra mùa Noel và Tết Dương lịch 2006 sau khi đã chiếu ra mắt ở Festival Hoa Đà Lạt.

Chuyện tình Sài Gòn cố gắng chen mùa Noel, Dương lịch rồi tết Nguyên đán không xong cũng đành lùi đến …hè.

Năm 2006 số lượng rạp chiếu phim hiện đại sẽ tăng lên đáng kể khi một số dự án xây dựng rạp hòan tất, nhưng chưa chắc tình hình sẽ khả quan hơn.

Về phía các chủ rạp phim "khó khăn" với phim Việt cũng bởi họ sợ …ế khán giả.

Một thực tế rất đáng buồn rằng, phim Việt Nam đang mất dần khán giả sau một thời kỳ cực ngắn được họ "vồ vập".

Bởi chính chất lượng của những bộ phim sản xuất và trình chiếu trong mấy năm qua đã làm giảm dần niềm tin của khán giả. Đừng thấy khán giả đi xem rất đông một số bộ phim chiếu vào dịp Tết mà nghĩ rằng họ dễ dãi với phim Việt.

Ông Tụ Hồng Hải - đại diện Hãng phim Thiên Ngân thẳng thắn nhìn nhận: "Khán giả ngày nay có cơ hội tiếp cận nhanh chóng và cập nhật với nhiều bộ phim hay và có tớnh nghệ thuật cao từ thế giới.

Họ đó bão hòa với những bộ phim chỉ chú trọng vào khâu PR giật gân mà không đầu tư nghiêm túc vào kịch bản, dàn dựng, diễn xuất".

Theo Đinh Hương
Điện ảnh Kịch trường

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.