Loại trực thăng này do nhà máy sản xuất máy bay Ulan-Ude thuộc Cty cổ phần Máy bay trực thăng Nga, phát triển.
RIA Novosti dẫn lời Sergey Solomin, kỹ sư trưởng Ulan-Ude cho biết, phiên bản trực thăng Mi-8 hoạt động tại Bắc cực sẽ sử dụng càng trượt tuyết để đảm bảo cho việc hạ cánh trên tuyết và vùng đầm lầy. Trực thăng sẽ có được thiết bị tạo lực mạnh hơn, cho phép tiếp tục cất cánh ngay cả khi một trong hai động cơ ngừng hoạt động.
“Để làm ấm cabin của máy bay trực thăng trong điều kiện khắc nghiệt tại Bắc cực, thì lần đầu tiên các công nghệ hiện đại nhất được áp dụng trong các tàu vũ trụ sẽ được đưa vào sử dụng cho Mi-8”, RIA Novosti dẫn báo cáo của kỹ sư trưởng Sergey Solomin tại cuộc gặp Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev vào hôm 24/12.
Bắc cực được cho là có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ chưa được khai thác . Hiện đang trở thành trung tâm của các cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Nga, Mỹ, Canada, Na Uy và Đan Mạch, nhất là trong bối cảnh những năm gần đây, khi nhiệt độ trái đất tăng dần dẫn đến tình trạng băng tan, tạo cơ hội cho việc khai thác dầu khí ở khu vực được cho là khắc nghiệt nhất thế giới này. |
Đây là động thái tiếp theo của Nga sau khi quân đội nước này cử tới Blagoveschensk, trung tâm hành chính của tỉnh Amur, một nhóm các tay súng bắn tỉa Bắc cực để tham gia khóa huấn luyện đặc biệt. Theo giới phân tích nhận định, động thái trên cho thấy quyết tâm của Nga nhằm tăng cường sự hiện diện của lực lượng quân sự tại Bắc cực.
Phát biểu trong cuộc họp tại Bộ Quốc phòng Nga hôm 10/12, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định: “Năm tới chúng ta phải hoàn tất việc thành lập những đơn vị lớn và các sư đoàn quân sự” tại Bắc cực, vốn vẫn trong tình trạng báo động chiến đấu liên tục.
Tổng thống Putin cho rằng Nga “đang chủ động hơn bao giờ hết trong việc tái tuyên bố chủ quyền khu vực hứa hẹn này, quay trở lại nơi đây. Người đứng đầu điện Kremlin cho biết thêm rằng, Nga phải sở hữu “tất cả những đòn bẩy cần thiết để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia của mình trong khu vực này” .
Hiện Nga đã chính thức đặt mục tiêu triển khai một lực lượng vũ trang kết hợp vào năm 2020 để bảo vệ lợi ích chính trị và kinh tế ở Bắc cực, bao gồm cả các đơn vị quân sự , biên giới, bảo vệ bờ biển .
Ngoài ra, Nga cũng có kế hoạch khôi phục hoạt động trở lại của sân bay tại Bắc cực bị ngưng trệ sau khi Liên Xô tan rã, đồng thời thiết lập sự hiện diện thường trực của lực lượng hải quân trọng chiến lược phát triển hải phận về phía Bắc cực
theo RIA Novosti