Phiên âm tiếng Việt trong sách giáo khoa: PGS.TS Phạm Văn Tình chê... lạc hậu

0:00 / 0:00
0:00
Phiên âm tiếng Việt trong sách giáo khoa: PGS.TS Phạm Văn Tình chê... lạc hậu
TPO - PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng với các phiên âm tên nước ngoài trong sách giáo khoa như hiện nay lạc hậu và lạc điệu. Vì vậy, cần viết nguyên dạng và có thể mở ngoặc phiên âm lần đầu để giúp học sinh đọc không quá sai.

Theo PGS. TS Phạm Văn Tình, việc tiếp nhận tên riêng nước ngoài và ngôn ngữ nào đó trên thế giới là bình thường, vấn đề quan trọng là xử lý vào văn bản ngôn ngữ tiếng Việt như thế nào.

Từ trước đến nay, đối với tên riêng tiếng nước ngoài có 4 phương án xử lý: phiên âm cách đọc, được thể hiện bằng các gạch nối giữa các từ như Lê – nin, Mat-xcơ – va; dịch nghĩa sang tiếng Việt như quảng trường Đỏ, Hồ muối; chuyển tự (chuyển hệ thống chữ viết của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác) như chuyển ngôn ngữ Sanskrit, ngôn ngữ Slave sang ngôn ngữ La tinh; cuối cùng là nguyên dạng. Mỗi phương án có mặt tích cực nhưng cũng có hạn chế.

Phiên âm tiếng Việt trong sách giáo khoa: PGS.TS Phạm Văn Tình chê... lạc hậu ảnh 1
Phiên âm tiếng Việt trong SGK của học sinh THCS

PGS. Phạm Văn Tình cho hay, SGK lớp 1 – 12 từ xưa đến nay của Việt Nam đều tiếp cận theo hướng phiên âm cách đọc. Lý do được đưa ra là học sinh còn nhỏ tuổi, phiên âm để dễ đọc, dễ viết chính tả. Quan điểm này không phải không có lý. Nhưng bất cập, không hợp lý ở chỗ học sinh phải làm quen với cách đọc tên riêng tiếng nước ngoài hoàn toàn thụ động bởi cách phiên âm theo ý chủ quan của người viết sách.

Trong khi đó chính âm, chính tả của tiếng nước ngoài có sự khác biệt giữa các hệ ngôn ngữ nên việc phiên âm đó dường như phi thực tế. Vì không có một kiểu phiên âm nào có thể chính xác hoàn toàn so với nguyên dạng, chỉ có thể phiên âm na ná, gần đúng. Khi học sinh đã được làm quen với ngôn ngữ phiên âm như thế, tiếp cận với văn bản khác như trên google, văn bản nguyên cấp sẽ bị vướng. Không chỉ học học sinh mà nhiều học giả cũng bị vấp vấn đề này.

PGS. Phạm Văn Tình lấy ví dụ tên nhà khoa học Heinrich Friedrich Emil Lenz được phiên âm thành Hen-rích Phri-đrích E-min Len - Xơ là không đúng.

Nguyên tắc khi đọc bằng văn tự, người đọc nhận dạng bằng mặt chữ. Chữ rất quan trọng trong việc xử lý văn bản. Nếu xử lý từ ngữ qua kênh âm thanh thì âm quan trọng, còn qua đồ hình thì chữ quan trọng.

“Thực tế từ tiếng Việt, qua kênh âm thanh, mỗi địa phương sẽ có đặc thù riêng ví dụ như “con bò vàng” có nơi đọc là: “con bo vang”, “con trâu trắng” đọc thành “con tâu tắng”… nhưng khi viết chính tả phải thống nhất trong toàn quốc. Có thể nói là "Quảng Nôm" nhưng khi viết phải chuẩn xác là Quảng Nam. Do đó, tên riêng nước ngoài cần phải viết đúng như thế. Tức phải viết nguyên dạng”, PGS. Phạm Văn Tình nói.

Hơn nữa tên tiếng nước ngoài hiện nay học sinh hoàn toàn có thể đọc được. Ngay cả tên riêng người Việt khi xuất hiện trong văn bản của nước ngoài, cơ bản đều được các nước giữ nguyên dạng.

“Đừng coi thường học sinh, bây giờ các em đã được tiếp cận với ngoại ngữ từ sớm nên hoàn toàn có thể đọc được tên riêng. Vì vậy lần đầu tiên từ tên riêng nào đó xuất hiện thì có thể mở ngoặc để phiên âm giúp các em đọc không quá sai. Tôi cho rằng nếu khư khư giữ chuyện phiên âm tên riêng nước ngoài như hiện nay thì sẽ mắc 2 lỗi: lạc hậu và lạc điệu không giống ai trên thế giới. Thế giới tôn trọng sự nguyên bản”, PGS. Phạm Văn Tình đề xuất.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...