Phì đại tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến tình dục?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Tuyến tiền liệt thường phát triển ở tuổi dậy thì, đến khoảng 20-25 tuổi thì bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, sau 40 tuổi, tuyến tiền liệt thường có khuynh hướng phát triển bất thường, được gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt thường phát triển ở tuổi dậy thì, đến khoảng 20-25 tuổi thì bắt đầu ổn định. Tuy nhiên, sau 40 tuổi, tuyến tiền liệt thường có khuynh hướng phát triển bất thường, được gọi là phì đại lành tính tuyến tiền liệt.

Sự phì đại của tuyến tiền liệt (TLT) gây ra một số triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. U phì đại lành tính TLT (hay u xơ tiền liệt tuyến) không phải là bệnh lý ác tính, mà là sự phì đại lành tính của TLT.

U xơ TLT có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại TLT sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo; làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện (đái khó, tia nước tiểu yếu, đái dắt, đái đêm nhiều lần...). Nếu nặng có thể gây bí đái mạn tính dẫn đến viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, thậm chí suy thận. Người bệnh thường đến khám khi xuất hiện các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện hoặc bí đái cấp tính.

Biểu hiện khi TLT phì đại

 Khi TLT phì đại chèn ép vào niệu đạo gây nên những rối loạn tiểu tiện, với 2 hội chứng đặc trưng sau:

Hội chứng tắc nghẽn đường tiểu: đi tiểu không hết, vẫn còn nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, phải gắng sức rặn, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, thậm chí không thành tia, đái chỉ nhỏ giọt hoặc đái bị tắc xong lại đái tiếp,  đi tiểu rất lâu... và nặng hơn có thể bị bí đái hoàn toàn.

Hội chứng kích thích: luôn luôn có cảm giác rất mói đái, đái không hết, dễ bị đái són, có nhu cầu đi tiểu nhiều lần trong ngày và đêm...

Các xét nghiệm cần thiết

Siêu âm TLT (có 2 phương pháp là siêu âm bằng đầu dò thông thường và siêu âm bằng đầu dò qua đường hậu môn).

Ðiều trị và theo dõi

Không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ TLT đều phải điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của u xơ TLT thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh có trở nên xấu đi hay không mà xử trí kịp thời. Lựa chọn phương pháp điều trị như thế nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (tức là mức độ ảnh hưởng đến tiểu tiện) và khối lượng của TLT.

Điều trị bằng ngoại khoa hầu như là để giảm triệu chứng. Hiện nay phổ biến nhất là áp dụng phương pháp cắt bỏ TLT bằng nội soi qua đường niệu đạo. Khi TLT quá to, không sử dụng được phương pháp cắt nội soi thì phải mổ bóc u xơ TLT. Ở phương pháp này, bác sĩ rạch một đường ở bụng hay giữa bìu và hậu môn để bóc bỏ toàn bộ TLT.

Ngoài ra, có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị khác không dùng thuốc như: ngâm nước ấm toàn bộ vùng chậu hông kết hợp xoa bóp phía ngoài hằng ngày. Uống đầy đủ nước, nhất là mùa hè nhưng luôn nhớ là ưu tiên uống vào ban ngày, sau 19 giờ nên hạn chế uống nước hoặc ăn các loại đồ ăn nhiều nước (vì nhiều người uống cả vào buổi tối gây đi tiểu nhiều cả đêm, làm mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe).

Chú ý: Các bệnh nhân có u xơ TLT nên định kỳ kiểm tra nồng độ PSA (là yếu tố chỉ điểm để đánh giá ung thư TLT), nếu nồng độ PSA tăng cao thì cần khám xét chuyên khoa tiết niệu để xem xét có bị ung thư TLT hay không.

Theo Theo SKĐS
MỚI - NÓNG