Phi cơ Nhật – Trung gầm ghè ở Senkaku/Điếu Ngư

Phi cơ Nhật – Trung gầm ghè ở Senkaku/Điếu Ngư
TPO – Nhật Bản mới đây điều một số máy bay chiến đấu ra vùng không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nhằm ngăn chặn một máy bay của chính phủ Trung Quốc bay vào khu vực này.

> Mỹ - Nhật chơi trận giả, Trung Quốc 'bé cái lầm'?
> TQ bác tin tàu hải giám nhắm bắn tàu cá Nhật

Theo Japantoday, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, chiếc máy bay cánh quạt Y-12 của Trung Quốc đang trên đường bay ra vùng không phận quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư vào hôm 28–2.

Chiếc máy bay này ngay sau đó đã quay đầu bay về phía Trung Quốc sau khi một số máy bay quân sự của Nhật Bản xuất kích ra khu vực này. Các quan chức quốc phòng Nhật Bản không tiết lộ thêm thông tin về đợt xuất kích này.

Vụ đối đầu trên không này xảy ra sau khi ba tàu của Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải của Nhật Bản quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Ba tàu hải giám của Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải rộng 12 hải lý của quần đảo Uotsuri khoảng 7 giờ sáng. Các tàu này đã ở lại vùng biển này trong khoảng 2 giờ đồng hồ sau đó mới rút lui.

Vụ đối đầu trên không hôm qua là động thái mới nhất trong chuỗi diễn biến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Trước đó, ngày ngày 27 – 2, Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ thông tin về việc Trung Quốc dùng súng máy chĩa bắn tàu cá Nhật Bản trên vùng biển quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tuyên bố phủ nhận vụ việc này được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản đưa tin.

Hồi tuần trước, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có chuyến thăm Mỹ. Trong cuộc gặp mặt tổng thống Mỹ Barack Obama, thủ tướng Abe cũng đã có cuộc trao đổi vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nguyễn Thủy
Theo Japantoday

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.