Lối đi nào cho bệnh nhân đã mở khí quản!
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân Lù Thị Nghiễn, qua hội chẩn liên chuyên khoa Gây mê, Tai mũi họng và Chỉnh hình hàm mặt, ekip bác sĩ Hồng Ngọc đã xác định đây là một ca bệnh có yếu tố đường thở khó: bệnh nhân bị hẹp thanh quản không thể tự thở được và bắt buộc phải sống chung với mở khí quản cả đời cho nên đường thở bị tổn thương nghiêm trọng vì không khí không được làm ấm trong suốt quá trình.
Bên cạnh đó di chứng dính khớp thái dương hàm sau phẫu thuật chấn thương hàm mặt ở một bệnh viện khác tiên lượng theo chiều hướng xấu vì khớp thái dương hàm càng ngày càng dính sát, không há được miệng, không ăn được cũng không thể tự vệ sinh răng miệng được.
'Bệnh nhân Lù Thị Nghiễn, chuẩn đoán dính khớp thái dương hàm, không thể há miệng to quá 1cm" |
Mục tiêu bỏ mở khí quản cũng không thể thực hiện được vì nguy cơ hẹp khí quản bị tái lại sau phẫu thuật rất cao. Phương án cuối cùng được thống nhất đó là chỉ phẫu thuật chỉnh lại khớp thái dương hàm cải thiện chức năng mở miệng và giúp bệnh nhân có thể ăn uống được bình thường.
Hội chẩn bác sĩ Tai mũi họng và bác sĩ Chỉnh hình hàm mặt trước khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân |
Ekip Gây mê hồi sức phối hợp với bác sĩ phẫu thuật Tai Mũi Họng quyết định giữ mở khí quản và thực hiện theo đúng kế hoạch về đường thở khó.
ThS.BS Nguyễn Thị Thu Ba - Trưởng khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - người trực tiếp tham gia ekip phẫu thuật cho bệnh nhân Lù Thị Nghiễn cho biết: “Việc đã có mở khí quản từ trước có thể coi là lợi thế cho ca mổ này vì vùng thông khí không nằm ngay tại vị trí phẫu thuật, việc của ekip bác sĩ gây mê chỉ là kiểm soát tốt mở khí quản nhưng nó cũng đặt ra thách thức rất lớn vì bệnh nhân hoàn toàn không có phương án nào khác về đường thở! Cho nên, bằng mọi giá chúng tôi bắt buộc phải bảo vệ được mở khí quản để đảm bảo cho đường thở không bị di lệch hoặc tắc nghẽn trong suốt quá trình phẫu thuật.”
Nhiệm vụ của bác sĩ gây mê là phải dự trữ oxy trước khi thay mở khí quản tương thích với máy thở cho bệnh nhân thật tốt. Bệnh nhân được thở oxy tối đa, đề phòng trường hợp mất đường thở thì khi đó bác sĩ sẽ có đủ thời gian để xử lý theo các kế hoạch đã được đề ra trong DAS”.
Khó khăn lớn nhất khi xử trí ca bệnh phẫu thuật hàm mặt có yếu tố đường thở khó là ekip cần có tư duy đồng bộ, thống nhất quy trình. Việc phối hợp nhịp nhàng theo quy trình giữa các chuyên khoa và kiểm soát tốt theo đúng Chiến lược DAS là yếu tố tiên quyết giúp tạo nên thành công của các ca cấp cứu cũng như phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Hồng Ngọc.
Bệnh nhân có thể vận động được xương hàm linh hoạt hơn, há được miệng sau ca phẫu thuật thành công. |
Chiến lược Quản lý đường thở khó (DAS) - Hướng đi đúng tạo nên sự thành công cho các ca phẫu thuật hàm mặt có yếu tố đường thở khó
Phẫu thuật hàm mặt được định nghĩa là tình trạng nội khí quản khó có nguy cơ về đường thở. Từ các bệnh nhân có bất thường về hàm mặt như cằm lẹm, hàm hô, quá phát xương hàm,... đến các trường hợp chấn thương hàm mặt gây biến dạng hàm đều được xếp vào nhóm có nguy cơ về đường thở. Trong quá trình phẫu thuật, vị trí cần phẫu thuật ngay sát vùng thông khí, sau mổ bệnh nhân sẽ gặp tình trạng sưng nề, thậm chí cần phải buộc cố định hai hàm khiến cho việc thông khí là vô cùng khó khăn. Đây là nhóm có nguy cơ cao về đường thở nên ekip bác sĩ gây mê cần có kế hoạch kỹ càng về đường thở trong mọi bước thực hiện.
Ekip bác sĩ gây mê thăm khám và đánh giá đường thở cho bệnh nhân trước mỗi ca phẫu thuật. |
Cũng theo Ths. BS Nguyễn Thị Thu Ba thì “Keyword trong quản lý đường thở đó chính là Teamwork, điều đó có nghĩa là mọi người cần thống nhất được quy trình, training về kỹ thuật trong phác đồ xử lý đường thở để có thể phối hợp tốt với nhau trong mọi trường hợp.”
Tại BVĐK Hồng Ngọc đã ứng dụng quy trình DAS thường quy lên 100% bệnh nhân cấp cứu và gây mê từ nhiều năm nay và cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Không chỉ thống nhất quy trình DAS cho từng nhân viên, tại Hồng Ngọc cũng áp dụng hướng dẫn, thiết kế linh hoạt “Xe cấp cứu đường thở khó” với bốn ngăn riêng biệt tương ứng với bốn kế hoạch trong cấp cứu gây mê, có đầy đủ các dụng cụ cần thiết để ekip bác sĩ gây mê có thể xử trí theo hướng dẫn DAS một cách kịp thời, linh hoạt, đảm bảo thông khí an toàn cho mọi bệnh nhân phẫu thuật cũng như cấp cứu.
Hệ thống “Xe cấp cứu đường thở khó” được Bệnh viện Hồng Ngọc thiết kế đầy đủ, tương ứng với bốn kế hoạch trong cấp cứu gây mê. |
Với mong muốn phổ biến rộng rãi “DAS - Chiến lược quản lý đường thở khó” nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thông khí và gây mê người bệnh, mới đây, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cùng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Hội gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World đã tổ chức Hội nghị “Quản lý đường thở WAAM 2024” lần đầu tiên tại Đông Nam Á.
Hội nghị toàn cầu về Quản lý đường thở khó diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc |
Hội nghị chỉ rõ vai trò của tiếp cận đường thở khó theo các bước cũng như cập nhật những phương tiện, phát minh mới trong các ca bệnh có đường thở khó, cách ứng dụng DAS trong từng trường hợp bệnh lý giúp hạn chế tối đa biến chứng trong gây mê.