Chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI

Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội

TP - Kể từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, sâu sát của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, với việc khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực và cao hơn mức bình quân chung của cả nước, bình quân giai đoạn 1997-2010 tăng 17,4%/năm, giai đoạn 2011- 2015 tăng 6,36%/năm. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) không ngừng được mở rộng và tăng lên, năm 2015 ước đạt 70,6 nghìn tỷ đồng, tăng 1,63 lần so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng từ 55,9% năm 1997 lên 85,4% năm 2010 và đến năm 2015 tăng lên 90,2%; ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 44,1% năm 1997 xuống còn 14,6% năm 2010 và đến năm 2015 giảm còn 9,8%.

Trong nhiệm kỳ tới, tỉnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước, xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của Vùng và cả nước. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI. 

Khánh thành công trình Quảng trường Hồ Chí Minh - tỉnh Vĩnh Phúc.

Một góc Khu công nghiệp Phúc Yên - Ảnh: Khánh Linh

Dây chuyền lắp ráp ô tô tại Công ty Toyota Việt Nam.

Lễ hội kéo song thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hệ thống cáp treo Tây Thiên mang đến cho tỉnh Vĩnh Phúc một kỳ quan có một không hai nhằm phát triển du lịch của địa phương.