Thời gian qua, nhiều di tích bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Có nơi cải tạo di tích nhưng lại phá đi nét đẹp nguyên bản, cổ kính và ý nghĩa lịch sử của di tích. Điển hình như việc cải tạo di tích chùa Trăm Gian gần đây.
Đa số đại biểu cho rằng, vai trò quản lý của các cấp chính quyền rất quan trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là ý thức bảo vệ của chính cộng đồng, khách du lịch và dân cư nơi có di tích.
Theo thống kê của Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội, cộng đồng đóng góp một phần rất lớn với 70% kinh phí đầu tư và tôn tạo di tích.
PGS. TS Đặng Văn Bài nhấn mạnh: Để hiểu rõ hơn vai trò của cộng đồng, cần thay đổi phương thức tiếp cận từ truyền thống sang hiện đại cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội.
Hà Nội hiện có 5.175 di tích lịch sử, văn hóa ở 29 quận, huyện, thị xã; có 1.165 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và hơn 1.000 di tích được xếp hạng cấp thành phố, trong đó có trên 260 di tích cách mạng, kháng chiến, gần 300 di tích và địa điểm di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.?