Phạt hơn 600 triệu đồng 15 cơ sở chế biến mực gây ô nhiễm ở Bình Định

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Qua kiểm tra, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng phát hiện 15 cơ sở chế biến mực của 15 hộ dân đang xả nước thải, chất thải sơ chế mực trực tiếp ra đầm Đề Gi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, Bình Định).

Ngày 9/8, lãnh đạo UBND huyện Phù Cát (Bình Định) cho biết, huyện đã ban hành 15 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với 15 cơ sở chế biến mực xà tại xã Cát Khánh với tổng số tiền xử phạt trên 600 triệu đồng.

Phạt hơn 600 triệu đồng 15 cơ sở chế biến mực gây ô nhiễm ở Bình Định ảnh 1

Cơ sở chế biến mực xà

Trước đó, theo thông tin phản ánh của người dân, tại xã Cát Khánh nhiều cơ sở chế biến mực xà trong quá trình hoạt động đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đầu tháng 6/2022, cơ quan chức năng của huyện đã tiến hành kiểm tra các cơ sở này.

Qua kiểm tra, phát hiện 15 cơ sở chế biến mực xà của 15 hộ dân đang xả nước thải, chất thải sơ chế mực xà trực tiếp ra đầm Đề Gi, với lưu lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ngày mà không qua hệ thống xử lý theo quy định, gây hôi thối ô nhiễm nước đầm Đề Gi.

UBND xã Cát Khánh còn phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và môi trường (thuộc Sở TN&MT tỉnh) lấy mẫu nước thải tại nhiều vị trí khác nhau để phân tích. Kết quả, có từ 5-6 chỉ tiêu trong nước thải từ hoạt động sơ chế mực xà của 15 hộ dân này vượt từ 3-10 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản.

Trên cơ sở đó, UBND huyện Phù Cát đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 15 hộ dân này với mức xử phạt từ 24-67,5 triệu đồng. Tổng mức xử phạt các trường hợp 613 triệu đồng.

Ngoài ra, UBND huyện Phù Cát còn yêu cầu các hộ dân thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sơ chế mực xà gây ra và xây dựng công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.