Phát hiện hành tinh tí hon nhất vũ trụ
> ‘Sinh vật lạ’ trong vụ rơi thiên thạch tại Nga?
> Siêu núi lửa có khả năng gây tận thế đang hình thành
Hành tinh Kepler-37b nằm ở chòm sao Lyra, cách chúng ta khoảng 210 năm ánh sáng, có kích thước chỉ bằng khoảng 80% sao Thủy và chỉ lớn hơn mặt trăng một chút.
Kepler-37b dịch chuyển quanh ngôi sao của nó với khoảng cách ngắn hơn khoảng cách giữa trái đất và mặt trời 10 lần nên thời gian quay một vòng quỹ đạo nói trên chỉ mất 13 ngày và nhiệt độ lên đến 427oC.
Tuy ở gần vùng các hành tinh có khả năng tồn tại sự sống nhưng các nhà khoa học cho rằng khả năng này không xảy ra ở Kepler 37-b. Nó có thể chủ yếu là một khối đá và cũng không có bầu khí quyền bao quanh do nhiệt độ quá nóng.
Hai hành tinh cùng quay chung ngôi sao với Kepler-37b được đặt tên là Kepler-37c có vòng quỹ đạo 21 ngày và Kepler -37d có vòng quỹ đạo 40 ngày.
Trong số 833 hành tinh ngoài hệ mặt trời được xác định cho đến nay, có 114 hành tinh do nhóm công tác với kính thiên văn Kepler khám phá. Kepler cũng đang khảo sát ánh sáng của 150.000 ngôi sao giống mặt trời. Giới thiên văn học cho rằng trong vũ trụ bao la, hành tinh càng nhỏ càng khó được phát hiện.
Khám phá này được công bố trên tạp chí Nature .
Theo Tr. Lâm
Reuters, Người Lao Động