Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có

0:00 / 0:00
0:00
Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có
TPO - Một ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có được khai quật ở Tây Ban Nha khiến các nhà khảo cổ đặt ra giả thuyết về sự cầm quyền của phụ nữ vào thời kỳ đồ đồng.

Tuần trước, một nghiên cứu mới trong lĩnh vực khảo cổ học được công bố trên tạp chí Antiquity (Anh) gây chú ý khi cung cấp bằng chứng cho thấy sự cai trị của phụ nữ ở châu Âu vào thời kỳ đồ đồng.

Theo đó, vào năm 2014, trong quá trình khai quật khu tàn tích La Almoloya ở Murcia, Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hai bộ hài cốt, một nam và một nữ, khoảng 3.700 năm tuổi được chôn chất cùng nhau trong chiếc bình gốm dưới sàn của một căn phòng. Chôn cùng với họ là 29 đồ vật có giá trị cao.

Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có ảnh 1 Hai bộ hài cốt 3.700 năm tuổi được phát hiện trong khu tàn tích ở Tây Ban Nha.

Người phụ nữ chết ở độ tuổi 20, có thể vì bệnh lao. Người này nằm ngửa, hai chân co về phía người đàn ông. Lúc còn sống, người này bị dị tật bẩm sinh. Trên hài cốt, các nhà khảo cổ tìm thấy loạt trang sức bằng bạc như vòng buộc tóc, bông tai, vòng tay, nhẫn và đáng chú ý nhất là một chiếc vương miện…

Trong khi đó, người đàn ông khoảng ngoài 30 tuổi. Khi qua đời, người này được đeo khuyên tài bằng vàng. Chiếc nhẫn bạc bị rơi khỏi ngón tay, nằm ở gần lưng người đàn ông. Bên cạnh hài cốt đàn ông có một con gao găm bằng đồng, gắn bốn đinh tán bạc.

Cặp đôi chết cùng thời điểm vào giữa thế kỷ 17 trước Công nguyên. Kết quả phân tích gene cho thấy, hai người có con với nhau, trong đó một con gái được chôn cất ở nơi khác trong khu tàn tích.

Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có ảnh 2 Vương miện bằng bạc đội trên đầu của hài cốt nữ.
Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có ảnh 3  
Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có ảnh 4 Những món trang sức quý giá chôn cùng hai hài cốt.

Từ những món đồ trang sức quý giá, nhóm nghiên cứu nhận định, cặp đôi có vẻ như là thành viên của tầng lớp thượng lưu El Argar – nền văn minh thời kỳ đồ đồng. Người phụ nữ nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng hơn người đàn ông về phương diện chính trị. Vị trí tìm thấy hài cốt là căn phòng trong một tòa nhà lớn, dường như vừa dùng để ở vừa là nơi hoạt động chính trị. Nhóm nghiên cứu còn gọi căn phòng có những chiếc ghế dài dành cho khoảng 50 người ngồi là “nghị viện”. Theo nhóm nghiên cứu, nơi đây có khả năng là một cung điện. Tòa nhà bị thiêu rụi không lâu sau khi hai người trên được chôn cất.

Những khám phá ở La Almoloya dần hé mở những khía cạnh chính trị bất ngờ trong thời kỳ đồ đồng ở châu Âu. Theo đó, phụ nữ nắm giữ quyền lực chính trị. Trong khi đó, nam giới đóng vai trò chiến binh, quản lý vũ khí và mở rộng bờ cõi.

Khi so sánh ngôi mộ tìm thấy ở La Almoloya với bốn ngôi mộ thuộc các lăng mộ khác nhau của nền văn minh El Argar, các nhà khảo cổ nhận thấy chúng đều rất giống nhau và rất có giá trị, dù cách nhau hàng trăm km. Điều này có nghĩa là các biểu tượng của quyền lực chính trị được giữ nguyên trên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn.

“Trong xã hội El Argar, phụ nữ thuộc tầng lớp thống trị được chôn cùng vương miện. Trong khi đó, những người đàn ông được chôn cùng với kiếm và dao găm. Những vật phẩm được chôn cùng những người đàn ông có số lượng ít hơn và chất lượng kém hơn. Vì kiếm đại diện cho công cụ hữu hiệu nhất để củng cố các quyết định chính trị, những người đàn ông El Argar có thể đóng vai trò điều hành, mặc dù quyền lực thực sự nằm trong tay phụ nữ”, đồng tác giả nghiên cứu Cristina Rihuete cho biết.

Phát hiện hài cốt ‘nữ vương’ 3.700 tuổi trong ngôi mộ chứa đầy trang sức hiếm có ảnh 5  Khu tàn tích La Almoloya.

La Almoloya được phát hiện lần đầu vào năm 1944. Đây được cho là cái nôi của xã hội El Argar, phát triển hưng thịnh từ năm 2200 – 1500 trước Công nguyên. Họ là một trong những nền văn minh đầu tiên trong khu vực sở dụng đồng, xây dựng thành phố và dựng tượng đài. El Argar cũng được coi là một ví dụ ban đầu về nhà nước dựa trên giai cấp, với sự phân chia về của cải và lao động.

Theo Theo CNN, NY Times,CTV Newses
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.