Phát bệnh vì nghiện tập thể dục

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chẳng ai dám nói thể dục không tốt cho sức khỏe. Nhưng thật nguy hiểm khi chúng ta nghĩ tập càng nhiều càng tốt và không biết tới từ vượt ngưỡng.

Chăm quá hóa… bệnh

Bà Nguyễn Thị Minh Lý (Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội) luôn lo ngại khi ai “lỡ miệng” khen bà ngày càng béo tốt. Chính vì thế ngày nào bà cũng chăm chỉ luyện tập. Với trong lượng cơ thể 70kg, tuổi đã ngoài 50 nên bà chọn đi bộ, vì không tham gia các câu lạc bộ được, lại rất ngại mang thân hình sồ sề ra lớp aerobic.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bà Lý âm thầm “Đi càng nhiều càng tốt”, sáng nào bà cũng đi vài vòng quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia, sau đó về đi chợ hơn cây số cũng đi bộ, chiều tới lại đi quanh vài vòng, ăn cơm tối xong lại đi.

Ở nhà bà Lýcứ luôn chân luôn tay đi khắp nhà, đến bữa ăn bà cứ đứng lên liên tục đi lấy cái này cái kia, bà bạn đến chơi bà cũng không ngồi yên một chỗ mà hết đi lấy nước uống, trái cây, lại đi lấy cái nọ khoe cái kia, rồi tối cả nhà đang ngồi xem phim bỗng dưng bà bật dậy lại đi xuống bếp, rồi đi vòng quanh nhà… làm cả nhà ban đầu cứ ngơ ngác nhìn không hiểu bà làm sao, hỏi thì bà giải thích ngồi một chỗ nhiều không tốt phải thường xuyên đi lại cho khỏe.

Mặc kệ ai nói gì, bà Lý vẫn kiên trì tập vì luôn nghĩ thể dục là phương pháp tốt để giảm cân và giữ sức khỏe. Nhưng cân nặng thì không giảm, bà còn thấy đau gối, đau chân. Có hôm thấy người cảm cúm, sốt nóng, vã mồ hôi, bà vẫn phải đi, bởi “bỏ một ngày tập có thể làm tăng cân”.

Tập được vài tháng, hai đầu gối bà Lý càng ngày càng đau nhức. Mùa nắng mới lại lên, với chứng cao huyết áp càng khiến bà mệt mỏi. Khi vào khám tại Bệnh viện Thể Thao (Mỹ Đình, Hà Nội), bà mới tóa hỏa vì bác sĩ nói bà bị thoái hóa khớp, đau nhức càng tăng do cường độ đi bộ quá nhiều. Bác sĩ còn khuyên bà nên cắt giảm ngay thời lượng luyện tập kẻo đột quỵ.

Hiện tượng vào viện vì nguyên nhân chăm tập thể dục như kiểu bà Lý không phải là ít, người thì quá ham tập tennis nên đau ống cổ tay, người chạy bộ quá nhiều có thể giãn tĩnh mạch chân, người có bệnh tim mạch huyết áp vẫn chăm tập các bài mất sức có thể bị đột quỵ… Tập thể dục không phải là thần dược, không phải càng tập nhiều càng tốt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là người có tuổi và người đang mắc các bệnh, thì trước khi tập loại thể dục nào bạn nên có sự tư vấn, hướng dẫn của huấn luyện viên, hay các tư vấn chuyên khoa.

Theo TS. Heather Gillespie (Bệnh viện Đại học Thể thao Mỹ): “Thể dục là một hình thức tuyệt vời giải tỏa căng thẳng. Nhưng tập thể dục quá mức lại gây ra hậu quả nặng nề là stress, chấn thương, gãy xương, rút cơ bắp”. Lợi ích của thể dục điều độ rõ ràng là to lớn, giúp người ta sống lâu hơn, dẻo dai hơn, hấp thụ năng lượng tốt hơn. Khi tập quá nhiều sẽ dẫn tới rối loạn bài tập biểu hiện bằng rối loạn ăn uống bởi chúng ức chế cơn đói khiến cơ thể mệt mỏi, hấp thu dinh dưỡng kém. Hệ lụy tiếp theo là ức chế tinh thần gây âu lo căng thẳng.

“Kê toa” bài tập

Mỗi bài tập thể dục cần phù hợp với tình hình sức khỏe, sở thích của mỗi người. Một thói quen xấu, kém khoa học của người Việt Nam hiện nay là thích gì tập nấy, ít tham vấn chuyên gia trước khi chọn bài tập.

Do đó, muốn lựa chọn bài tập và thời gian phù hợp, mỗi cá nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia (những giáo viên các lớp thể dục, tư vấn bác sĩ về bệnh tình mình đang mắc phải…). Các chuyên gia khuyến cáo để các bài tập hiệu quả nên chú ý những điểm sau:

Vận động đủ ngưỡng: Không nên tập bất cứ thời gian nào, bất cứ bài tập nào. Thời gian tập quá lâu hoặc tập vào thời điểm không thích hợp, thì sẽ là vượt ngưỡng khiến cơ thể mệt mỏi ra rời, sinh ra stress, ốm đau.

Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Tim mạch Hoa Kỳ thì những người khỏe mạnh, dưới 65 tuổi có thể tham gia các môn bơi lội, earobic, đi bộ, tennis, thời gian mỗi lần tập là 30-60 phút. Với những môn thể thao nhẹ nhàng (bơi, đi bộ) có thể đều đặn tập thường xuyên. Với những bài tập mất nhiều sức, đòi hỏi thể lực tốt (chạy, nâng tạ, aerobic) thì nên tập khoảng 20 phút/lần, 2-4 buổi/tuần.

Thời gian thích hợp: Thời điểm tập thể dục thích hợp nhất là khi ngủ dậy sử dụng vài động tác nhẹ, lưu thông khí huyết, tinh thần sảng khoái hoặc biểu chiều tối… Thời gian tập luyện trong ngày có thể đạt đỉnh là hai khoảng: 6-9h và 15-18h.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học tại Hội đồng tập thể dục San Diego (Mỹ), thời gian thực hiện bài tập nên tuân thủ nhịp sinh học của con người. Theo đó, chỉ nên tập sau khi ăn hai tiếng vì như vậy sẽ tránh hại dạ dày và không nên tập buổi trưa, tối muộn và khuya. Những lúc thể trạng không khỏe cũng nên tạm thời ngưng tập nhất là các bài tập mất nhiều sức lực vì lúc này cơ thể cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng.

Trắc nghiệm xem bạn có mắc nghiện tập

Tiến sĩ, chuyên viên tâm thần tư vấn rối loạn do tập thể dục Fassihi (Trung tâm Menninger Clinic, Houston, Mỹ) đã đưa ra những câu hỏi để giúp người tập kiểm soát được tình trạng tập thể dục quá mức:

1. Bạn cảm thấy hoàn toàn không thể bỏ lỡ buổi tập luyện, bạn cảm thấy có tội và vô cùng khó chịu?

2. Bạn cảm thấy phải tập luyện ngay cả khi thấy mệt mỏi?

3. Bạn chấp nhận thương tích hơn nữa?

4. Nghe gia đình và bạn bè nói rằng “bạn quá chăm tập” nhưng vẫn không thể ngừng bài tập?

Nếu bạn trả lờiđúngmột trong các câu hỏi trên thì bác sĩ khuyên bạn nên cần chuyên gia tư vấn vì có thể bạn đã rối loạn trong tập thể dục.


Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.