Phạt 100 triệu nếu chậm trả lương nhân viên không đúng hẹn

Trả lương chậm cho nhân viên sẽ bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng
Trả lương chậm cho nhân viên sẽ bị xử phạt lên tới 100 triệu đồng
TPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và  đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong đó xử phạt chậm trả tiền lương cho người lao động.
Theo đó, Khoản 2, Điều 16 quy định: Trường hợp trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lượng cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt theo các mức sau: 
Phạt từ 5-10 triệu đồng đối với vi phạm từ 1-10 lao động; 10-20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11-50 lao động; 20-30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51-100 lao động; 30-40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101-300 lao động; 40-50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 lao động trở lên.
Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp là doanh nghiệp, tổ chức mức phạt sẽ gấp 2 lần, tối đa lên 100 triệu đồng. 
Ngoài ra, các trường hợp trả lương thấp hơn quy định tại thang lượng, bảng lương, không trả hoặc trả không đủ tiền lương giờ làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm; tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật…cũng sẽ áp dụng mức phạt tương tự. 
Nghị định 28/2020/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tổ thiểu vùng do Chính phủ quy đinh; Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền nghỉ phép hàng năm  cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… Mức phạt lên tới 75 triệu đồng. 
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020.
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.